Thứ tư, 12/02/2025 03:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 02/07/2014 11:38

Đề thi đại học 2014: Cấu trúc đề thi ĐH - CĐ môn Địa lý

Đề thi đại học 2014: Chia sẻ về thông tin cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Địa lý dành cho các thí sinh dự thi kì thi đại học năm 2014.

Thầy giáo Bùi Minh Tuấn (Đại học Sư phạm Hà Nội) và ThS Nguyễn Mạnh Hà - Giáo viên môn Địa lý Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam giải đáp một số thắc mắc của các em học sinh về ôn tập và những lưu ý khi làm bài tập môn Địa lý trong kỳ thi ĐH-CĐ sắp tới.

de-thi-dai-hoc-2014-cau-truc-de-thi-dh-cd-mon-dia-ly-giadinhonline.vn 1

Đề thi đại học 2014: Cấu trúc đề thi ĐH môn Địa lý

Thầy giáo Bùi Minh Tuấn chia sẻ với báo chí về cấu trúc đề thi môn địa lý:

Cấu trúc đề thi môn Địa lí gồm 2 phần chung và riêng. Phần chung chiếm 8 điểm, phần riêng 2 điểm (phần này dành cho chương trình chuẩn và nâng cao).

Phần lí thuyết 7 điểm - kiểm tra sự hiểu biết vận dụng kiến thức

Phần thực hành 3 điểm - đòi hỏi tính toán, vẽ biểu đồ (phần này nằm trong chương trình lớp 12). Lượng kiến thức nằm trải dài trong chương trình lớp 12.

Cấu trúc đề thi và số điểm của các câu:

Phần kiến thức quy luật tự nhiên xã hội (2 điểm).

Nêu thuận lợi và khó khăn, các yếu tố tự nhiên (5 điểm).

Để làm bài đạt điểm cao đòi hỏi các em vận dụng kiến thức nhiều hơn, tránh học tủ học vẹt, nắm chắc kiến thức.

Phần bài tập chiếm khoảng 30% số điểm. Những bạn có điểm cao thường làm bài tập rất tốt.

Biểu đồ có 2 dạng: Cơ bản và biến đổi

Các bạn phải biết phân loại 4 dạng biểu đồ sau:

- Biều đồ tròn: biểu đồ cơ cấu, tính bán kính đường tròn.

- Đồ thi: Sự gia tăng, tốc độ tăng trưởng.

- Cột và đường: Phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu thể hiện sự quy mô...

- Miền: Phát triển cơ cấu kinh tế, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian dài.

Nhận biết biểu đồ:

- Trước tiên hãy nhận xét khái quát.

- Sử dụng các số liệu chính xác rõ ràng.

- Khoảng cách các năm phải chia đều với số liệu.

Đề thi các năm trước đều yêu cầu xác định biểu đồ. Phần giải thích biểu đồ học sinh rất ngại. Thực chất yêu cầu giải thích là làm rõ nhận xét ở trên của mình. Để làm tốt phần này các em cần nắm chắc các dữ liệu phát triển kinh tế từng năm.

Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hà cũng chia sẻ cách trình bày bài thi địa lý:

Để làm tốt bài thi em không chỉ có kiến thức mà nên có cách làm bài hợp lí. Thầy có vài lời khuyên với các em như sau:

- Đọc kỹ đề, tìm trong đề thi có dạng câu hỏi nào.

- Hãy phân bố thời gian hợp lí, câu dễ làm trước câu khó làm sau.

- Phác thảo đề cương để làm bài.

- Trình bày các ý rõ ràng, ý lớn ý nhỏ mạch lạc, tránh sai chính tả.

Tags:
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Chùa cổ lịch sử hơn 600 năm tại Hà Tĩnh
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Điều gì xảy ra khi phơi quần áo trong nhà?
Những địa điểm có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết cuối tuần này
Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa
Báo chí truyền cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Phiên chợ ném cà chua cầu may ở Thanh Hóa
Hy mọng mới của ngư dân nuôi trồng biển ở Quảng Ninh
Mùa xuân an yên sau những ngày giông bão
Người dân quay lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết cần lưu ý gì để tránh ùn tắc?
Vì sao nhiều người sợ đi làm sau kỳ nghỉ dài?
Lì xì điện tử đang thay thế phong bao truyền thống
Hơn 200 người đến khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ ngày đầu Tết
Tết ấm tình người của người phụ nữ nghèo đánh rơi 1,5 triệu đồng khi đi chợ
Ném quýt tìm người yêu và muôn kiểu đón Tết độc đáo ở các nước châu Á
Năm lan tỏa yêu thương của Gia đình Việt Nam
Giá cây cảnh giảm 40% vẫn ế ẩm, lác đác người xem
Nhộn nhịp chợ Tết trên đảo Cô Tô
Xem thêm