Thứ sáu, 26/04/2024 19:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 30/06/2022 07:58

Dậy thì sớm ảnh hưởng tiêu cực đến bé gái thế nào?

Tuổi dậy thì là một giai đoạn chuyển tiếp khó khăn đối với trẻ nhưng một số trẻ cảm thấy tiêu cực hơn những trẻ khác. Đặc biệt, trẻ dậy thì sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi có thể gặp nhiều thử thách.

Dậy thì sớm là gì?

Thông thường, các bé gái bắt đầu quá trình dậy thì ở độ tuổi từ 8 đến 13, trung bình 12 tuổi có kinh. Các dấu hiệu dậy thì khác thường bắt đầu vào khoảng 10 – 11 tuổi. Các đặc điểm giới tính thứ phát ở nữ bao gồm ngực nở, nổi mụn, mọc lông nách, lông mu, có kinh nguyệt.

Dậy thì sớm xảy ra khi bé gái phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát trước 8 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng trong những thập kỷ gần đây, nhiều bé gái bắt đầu dậy thì sớm hơn. Mức độ căng thẳng cao hơn, thừa cân, tiếp xúc với các mối nguy hiểm từ môi trường như hóa chất độc hại cũng có thể góp phần vào việc dậy thì sớm.

day thi som Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Tác động tiêu cực tiềm ẩn khi dậy thì sớm

Các tác động tiêu cực tiềm ẩn của dậy thì sớm ở trẻ em gái bao gồm các vấn đề về cảm xúc và xã hội, chẳng hạn như căng thẳng, ý thức về bản thân, lòng tự trọng kém, bị bắt nạt và hoạt động tình dục sớm. Các vấn đề về thể chất bao gồm tầm vóc thấp bé và tăng nguy cơ ung thư vú về sau.

Tại sao dậy thì sớm tác động tiêu cực đến các bé gai?

Sốc tâm lý

Một số nhà tâm lý học cho rằng sự phát triển của trẻ phải diễn ra theo một trình tự nhất định theo thứ tự và mốc thời gian tối ưu. Ví dụ, lý thuyết cho rằng trẻ em cần phải trải qua một số cột mốc xã hội, nhận thức và cảm xúc nhất định trước khi chúng sẵn sàng chịu đựng sự thay đổi đột ngột của tuổi teen. Nếu dậy thì quá sớm, các em có thể vẫn đang hoàn thiện một số bước phát triển tâm lý cần thiết của thời thơ ấu.

Kết quả là, trẻ em gái trưởng thành sớm có thể bị choáng ngợp bởi các tác nhân gây căng thẳng ở tuổi vị thành niên. Điều đáng lo ngại là các em chưa sẵn sàng đối phó với cảm xúc khi trải qua nhiều thay đổi đi kèm với tuổi dậy thì.

Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ trưởng thành sớm dường như dễ bị căng thẳng hơn những đứa trẻ cùng tuổi.

Cảm thấy khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa

Trẻ ở độ tuổi thiếu niên, thanh niên có thể cảm thấy khác biệt với bạn bè đồng trang lứa vì bất kỳ lý do gì. Do đó, các bé gái dậy thì sớm hơn bạn bè có xu hướng so sánh mình với người khác, cảm thấy bản thân kỳ lạ. Bất kỳ sự khác biệt nào so với dòng thời gian phát triển trung bình đều gây căng thẳng.

day thi som Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Trải qua quá nhiều thay đổi cùng một lúc

Một số nhà tâm lý học tin rằng sự căng thẳng trong quá trình chuyển đổi cùng lúc nhiều cột mốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dậy thì sớm ở bé gái. trẻ 10-12 tuổi có thể thích nghi tốt với một hoặc hai thay đổi lớn trong cuộc sống tại bất kỳ thời điểm nào.

Nếu tuổi dậy thì đến quá sớm trùng với các quá trình chuyển đổi lớn khác, chẳng hạn như chuyển tiếp từ tiểu học sang trung học cơ sở, trẻ có thể gặp căng thẳng lớn hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là những đứa trẻ khác nhau sẽ trải qua những tác động này theo những cách riêng của chúng. Ngoài ra, chỉ cần nhận thức được các vấn đề tiềm ẩn mà con bạn có thể gặp phải nếu chúng tuổi dậy thì sớm có thể giúp giảm thiểu bất kỳ thách thức nào xảy ra.

Với tư cách là cha mẹ, bạn cần cung cấp cho con kiến thức cần thiết và sự trấn an kịp thời.

-> Con gái lần đầu "đến tháng" mẹ nhất định phải dặn 3 điều

T. Linh (Theo Verywellhealth)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm