Thứ ba, 02/07/2024 14:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 02/11/2021 06:30

Đau họng khi chuyển mùa có nên đi khám, cách điều trị như thế nào?

Bác sĩ Trần Quốc Khánh cho rằng đau họng khi chuyển mùa là bệnh thường gặp, nhất là ở người già. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đến bác sĩ nếu chưa thực sự cần thiết.

Ths.BS Trần Quốc Khánh - Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, theo thống kê, có tới hơn 80% dân số bị đau họng ít nhất 1 lần mỗi năm và thường vào thời điểm giao mùa như thời gian này. Khi cơn đau họng xuất hiện làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng tương tác của chúng ta với mọi người.

dau hong khi giao mua 2

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây đau họng khi chuyển mùa

Nhiều người vẫn nghĩ là do thời tiết, tuy nhiên nguyên nhân chính gây đau họng là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Thời tiết lạnh, hanh, khô, độ ẩm thấp… là yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình viêm nhiễm này của chúng ta. Mỗi khi chuyển mùa, mọi người thường đau họng, đặc biệt người già và trẻ em.

Đa số các trường hợp đau họng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày mà không cần đến khám tại các cơ sở y tế, tuy vậy chính trong quãng thời gian này chúng ta cần hiểu biết để thực hành những nội dung giúp bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của chính mình.

dau hong khi giao mua 5

Ảnh minh họa

Cần làm gì để bảo vệ đường hô hấp khi chuyển mùa?

- Uống nhiều nước lọc ấm và bổ sung thêm nước trái cây nhiều vitamin như nước cam, chanh, bưởi, mật ong…

- Hạn chế tối đa đồ ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh.

- Giữ ấm vùng họng khi ra ngoài hoặc đêm nằm ngủ (Có thể sử dụng khăn quàng cổ mỏng)

bac si khanh

Ths.BS Trần Quốc Khánh - Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

- Thuốc súc họng: Giúp “kéo” chất nhầy ra khỏi vùng hầu họng, giảm cảm giác khó chịu.

Lưu ý: Sau khi súc họng thuốc còn tồn tại trong miệng tầm 5% nên mọi người cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc theo lời khuyên từ bác sĩ, tránh lạm dụng vì có thể gây mất cân bằng pH vùng họng.

- Thuốc xịt họng có thể mang theo bên mình để xịt trực tiếp vào vùng hầu họng tuy vậy thường thuốc sẽ trôi đi rất nhanh do phản ứng nuốt nước bọt của chúng ta. Hơn nữa, việc thường xuyên phải bỏ khẩu trang và mở khoang miệng để xịt thuốc, giai đoạn này tại nơi công cộng hay cơ quan cũng rất bất tiện.

- Viên ngậm: Giúp thuốc tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài lên vùng cổ họng có thể giải quyết được những nhược điểm của 2 phương pháp trên.

Đa số các loại kẹo ngậm hiện nay chỉ chứa tinh chất bạc hà vị the gây tê nhẹ mô họng giúp giảm đau tạm thời mà chưa thể loại trừ nguyên nhân chính gây đau họng là nhóm virus, vi khuẩn.

Để điều trị đau họng tận gốc, Bs Khánh khuyến khích mọi người sử dụng viên ngậm kháng khuẩn S chứa 2 hoạt chất Amylmetacresol & 2,4-Dichlorobenzyl Alcohol. 2 chất này có khả năng diệt trừ hơn 10 loại vi khuẩn gây đau họng phổ biến trong đó có vi khuẩn Streptococus... Khi sử dụng, viên ngậm S giải phóng từ từ hoạt chất trực tiếp vào vùng họng tác dụng kéo dài lên đến 2h. Ngoài ra với thành phần chứa 100mg Vitamin C, sản phẩm cũng giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng thời gian này.

Khi nào bệnh đau họng nên đi gặp bác sĩ?

Chúng ta nên đi gặp bác sĩ khi:

- Đau họng kéo dài trên 3 ngày và có dấu hiệu tăng nặng lên.

- Sốt cao trên 39 độ C.

- Nuốt, thở, mở miệng khó khăn.

- Đau lan sang tai, đau đầu, cứng cổ gáy.

-> 7 việc cần làm khi có triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở

Xem thêm: Vì sao không nên ngủ sau 22h? (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly  
120.000 người Việt tử vong mỗi năm vì ung thư
Tích hợp AI, dùng robot trong nội soi tiêu hóa
Nhìn sống mũi dự đoán tình trạng sức khỏe
Thực hư dùng xịt chống nắng khiến phổi trắng xóa
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
Cấp cứu gấp do ăn sâu ban... tăng cường sinh lý
Đo huyết áp thời điểm nào trong ngày để chính xác nhất?
Bỏ bữa sáng hay bữa tối ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn?
Chuyên viên y tế hướng dẫn quy trình theo dõi đường huyết
Dấu hiệu và cách điều trị đột quỵ khi ngủ
Thủy đậu trẻ em: Cách nhận biết và chăm sóc tại nhà
Bé 7 tuổi mắc sán lá phổi từ một sai lầm khi ăn cua
Đại Tràng Á Âu có tốt không, cần lưu ý gì khi dùng?
Điều trị “siêu tốc”, mất 30 triệu đồng sẹo to lên gấp bội
Cảnh báo thủng tạng rỗng do viêm loét dạ dày ở người trẻ
Nhập viện cấp cứu sau khi ăn phở và xúc xích ven đường
Giải mã bí quyết ăn uống giúp người Nhật sống thọ
Tan sỏi mật 15mm không còn nỗi lo phẫu thuật
Đau lưng ở dân văn phòng cảnh báo bệnh nguy hiểm, có thể là ung thư
Nguy cơ cháy nổ trong gia đình do 3 sai lầm khi dùng giấy bạc
Xem thêm