Thứ sáu, 19/04/2024 01:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/03/2022 11:05

Dấu hiệu đặc trưng phân biệt người mắc Covid-19 biến thể Omicron và Delta

Theo các chuyên gia, những người nhiễm Omicron đa phần dấu hiệu nhẹ hơn Delta. Tuy nhiên, để phân biệt chính xác thì rất khó.

Bộ Y tế cho biết biến thể Omicron đang gia tăng và phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP Hà Nội và TP HCM, thay thế dần biến thể Delta.

Theo báo cáo của TP. Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện mắc Covid-19 chủng Omicron.

Tại TP. HCM, theo kết quả triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên để giám sát sự lưu hành biến thể Omicron trong cộng đồng từ ngày 10-17/2/2022, trong 92 mẫu bệnh phẩm được kiểm tra thì có 70 mẫu có kết quả PCR sàng lọc dương tính với biến thể Omicron, chiếm tỷ lệ 76%.

Các chuyên gia dịch tễ cho rằng với việc lưu hành cùng lúc 2 biến thể của SAS-CoV-2 thì một người có thể tái mắc Covid-19 trong một thời gian ngắn. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tái nhiễm bệnh trong 1 đến 3 tháng khỏi bệnh. Tuy nhiên, biến thể Omicron được cho là có những dấu hiệu nhẹ hơn Delta.

Empty

F0 có thể mắc cả 2 chủng Omicron và Delta (Ảnh minh hoạ)

TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành), cho biết người nhiễm Delta và Omicron sẽ có những triệu chứng khác nhau. Rất nhiều người nhiễm biến thể Delta bị mất khứu giác (5-6 ngày sau phát bệnh sẽ mất mùi). Do vậy, trong một chuỗi lây nhiễm khoảng 10 ngày không ai mất mùi thì rất có thể 80-90% là nhiễm Omicron.

Theo các nghiên cứu gần đây, triệu chứng nổi bật của Omicron là triệu chứng giống cảm kết hợp đau rát họng, chảy nước mũi và không ít người test nhanh vẫn âm tính dù có đủ các triệu chứng.

Nếu test nhanh âm tính, người bệnh cũng không nên vội mừng, nên chờ thêm 1, 2 ngày để test lại.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết 2 biến thể Delta và Omicron có những đặc điểm khác nhau. Người mắc biến thể Omicron sẽ có triệu chứng nhẹ so với Delta, tuy nhiên không thể chỉ dựa triệu chứng để có thể chẩn đoán mắc Omicron hay Delta.

"Các trường hợp mắc biến thể Omicron sẽ có một số triệu chứng giống cảm, ví dụ bệnh nhân bị sổ mũi, sụt sịt, khàn tiếng (viêm dây thanh quản)… Đặc biệt, các mắc Omicron rất ít bị mất khứu giác nhưng không có nghĩa là không có triệu chứng này. Nên việc dựa vào các triệu chứng để khẳng định mắc Omicron hay Delta là không chính xác. Muốn biết chúng ta phải giải trình tự gen", bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh cung cấp thêm thông tin rằng biến thể Omicron khi mắc sẽ nhẹ hơn Delta, kể cả với các đối tượng như người lớn tuổi, người có bệnh nền, nhưng vẫn cần phải lưu ý tới vấn đề chuyển biến nặng của bệnh nhân.

1925815_dd459892ee2c9ac24881bc63aabfd078

Người mắc biến thể Omicron sẽ có triệu chứng nhẹ so với Delta (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số điểm khác biệt khi nhiễm SARS-CoV-2 biến chủng Omicron và biến chủng Delta.

Các dấu hiệu nhiễm biến thể Delta của SARS-CoV-2 gồm:

- Ho

- Sốt (trên 37,5 độ C)

- Đau đầu

- Đau họng, rát họng

- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

- Khó thở

- Đau ngực, tức ngực

- Đau mỏi người, đau cơ

- Mất vị giác

- Mất khứu giác

- Đau bụng, buồn nôn

- Tiêu chảy.

Trong khi đó, dấu hiệu nhiễm biến thể Omicron ở người đã tiêm vắc-xin Covid-19 gồm:

- Ho

- Sổ mũi

- Mệt mỏi

- Viêm họng

- Đau đầu

- Đau cơ

- Sốt

- Hắt hơi

- Buồn nôn

- Giảm cảm giác thèm ăn

- Giảm khả năng vị giác

- Giảm khả năng khứu giác

- Khó thở

Theo một số nghiên cứu, dấu hiệu ho, chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp nhất, với 83% số người nhiễm gặp phải triệu chứng này. Tiếp theo là mệt mỏi (74%), đau họng (72%) và đau đầu (68%). Hầu như người nhiễm biến chủng Omicron không bị mất vị giác, khứu giác - biểu hiện rất phổ biến trong chủng Delta, mà chỉ giảm khứu giác, vị giác… Ngoài ra, một số khác có khó thở và đau bụng.

Bộ Y tế nhận định dù biến chủng Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây nhưng do tỉ lệ bao phủ vắc-xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc giảm sâu.

-->> Sai lầm khi đánh giá bệnh qua độ đậm nhạt trên que test nhanh COVID-19

Thúy Ngà  
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Liên tiếp các trường hợp tử vong, ngừng tim khi chạy bộ: Bác sĩ khẩn thiết đưa cảnh báo
Trẻ bị sổ mũi, hắt hơi: Nguyên nhân và giải pháp
Phạm 4 điều kiêng kỵ khiến nhiều người ngộ độc khi uống sữa
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Xem thêm