Thứ sáu, 22/11/2024 01:22     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 27/07/2022 05:30

Cựu chiến binh đất lửa Quảng Trị: “Điều sợ nhất của chiến tranh không phải là mưa bom bão đạn”

Trở về sau chiến tranh và tham gia nhiều vị trí công tác nhưng cựu chiến binh Võ Công Hoan vẫn luôn trăn trở về lời hứa với đồng đội nơi chiến trường năm xưa.

Xúc động về lời hứa với đồng đội đã hi sinh

Trở về với cuộc sống đời thường sau nhiều năm cầm súng với cơ thể mang nhiều thương tật nhưng cựu chiến binh Võ Công Hoan (SN 1952), trú ở đường Lê Văn Hưu, phường 1, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vẫn nhiệt tình tham gia công tác sản xuất, công tác xã hội ở địa phương, giữ vững truyền thống Bộ đội Cụ Hồ và luôn sống vì một lý tưởng cách mạng cao đẹp.

Trong căn phòng nhỏ là nơi làm việc của ông Hoan tại Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị, qua những điều ông kể, mới nhận ra, đằng sau nụ cười gần gũi cùng mái tóc bạc phơ của người cựu binh có dáng một ông giáo đôn hậu ấy là cả một quá khứ oanh liệt, bi hùng không thể quên.

luat-gia-quang-tri

Cựu chiến binh Võ Công Hoan kể lại quá khứ bi hùng thời chiến tranh

Tháng 1/1971, ông Hoan nhập ngũ và tham gia chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam. Sau 4 tháng rèn luyện ở Hà Tĩnh, ông gia nhập Đoàn 2291 và lên đường vào mặt trận miền Đông chiến đấu.

Ông Hoan chia sẻ, đoàn của ông lúc lên đường có tổng cộng 700 người nhưng khi vào đến nơi đã hi sinh mấy trăm người. Qua nhiều trận chiến, điều sợ nhất không phải là mưa bom bão đạn của kẻ thù mà là phải chứng kiến cảnh mất đi những đồng đội từng kề vai sát cánh bên mình.

“Mỗi trận chiến qua đi, phải chứng kiến những người đồng đội của mình ngã xuống quá đau lòng. Lúc đó, chiến trường khốc liệt, đồng đội hi sinh là phải chôn vội rồi đánh dấu và tiếp tục di chuyển sang khu vực khác để chiến đấu. Có người sau đó còn tìm lại được nhưng có người mãi không biết ở đâu…”, ông Hoan ngậm ngùi kể.

Trong số những đồng đội hi sinh, người mà đến nay ông vẫn nhớ và trăn trở nhất là Trung đội phó Chinh, người hơn ông 4 tuổi, quê ở Thái Bình.

Ông kể, vào cuối năm 1973, trung đoàn ông được huy động tăng cường lên chiến trường ở khu vực Đăk Song - Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông hiện tại) để chiến đấu giành lại những vùng đất mà địch tái chiếm.

“Tại đây, vì địch ở trên gò núi cao, mình ở dưới nên liên tục nhận phải đại liên của địch xả xuống. Trên đường xông lên, anh Chinh không may bị trúng đạn ở ngực. Lúc ấy, ta chỉ còn lại mười mấy người, tôi cùng anh y tá vội băng vết thương cho anh, đoạn tôi dặn để bọn tôi lên chiến đấu đến cùng với địch rồi quay lại đưa anh ra nhưng anh đã hi sinh", ông Hoan nhớ lại .

luat-gia-quang-tri2

Cựu binh Võ Công Hoan lúc còn tham gia chiến trường

Trong quá trình chiến đấu, khi gần áp sát địch không may ông Hoan bị trúng đạn bể khớp ở khuỷu tay rồi ngất lịm đi. Tỉnh dậy, ông thấy mình đang ở bệnh xá dã chiến và đang được các y bác sĩ nhiệt tình cứu chữa.

Ông Hoan kể tiếp: "Dù sau đó tôi đã hỏi thăm xem có ai đưa được anh Chinh ra không nhưng giữa chiến trường khốc liệt lúc ấy chẳng ai rõ. Kể cả sau này khi hòa bình lập lại, trăn trở về lời nói sẽ trở lại đưa anh ra tôi cũng đã về lại chiến trường xưa để tìm tung tích anh Chinh. Nhưng dù hỏi thăm nhiều nơi, ghé nhiều nghĩa trang liệt sỹ xung quanh chiến trường nơi anh Chinh hi sinh, tôi vẫn không tìm ra được phần mộ anh”.

Cống hiến trong thời bình

Kết thúc những tháng ngày chiến trường, ông Hoan may mắn hơn nhiều đồng đội đã ngã xuống, năm 1975, ông Võ Công Hoan trở về quê hương với thương tật cánh tay trái bị bể khớp, mất sức 60%. Với những công lao to lớn, ông vinh dự được nhận Huân chương chiến công hạng Ba, Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng Ba, Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì...

Dù mang trên mình đầy vết thương bom đạn nhưng từ năm 1979 đến năm 1993, ông Hoan đã giữ nhiều vị trí ở Toà án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên, rồi Toà phúc thẩm Toà nhân dân tối cao tại Đà Nẵng.

luat-gia-quang-tri6

Những vết thương do bom đạn để lại mãi là những vết tích đối với ông Hoan

Đến năm 1994, ông bắt đầu có những cống hiến cho ngành tư pháp tỉnh Quảng Trị và trải qua nhiều vị trí như Phó Giám đốc sở, Giám đốc sở Tư pháp. Năm 2003, ông được bầu là Trưởng ban vận động thành lập Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị. Sau đó là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam nhiệm kỳ 2009 - 2014 và giữ chức vụ Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị từ năm 2014 - 2022.

Trong Đại hội đại biểu Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị lần thứ III vừa qua, dù tuổi đã cao nhưng với sự tin tưởng của Ban chấp hành, Ban Thường vụ và các hội viên, ông Võ Công Hoan tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Ông Hoàng Kỳ - Giám đốc sở Tư pháp, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị nhận xét, Luật gia Võ Công Hoan không chỉ trình độ chuyên môn cao, hiệu quả công việc tốt, mà còn đầy nhiệt huyết cống hiến, mang đậm tư tưởng Người lính Cụ Hồ.

Theo ông Kỳ, không chỉ tích cực tham gia trong công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh trong các buổi tiếp dân định kỳ, ông còn tham gia tư vấn giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tham gia giám sát giải quyết khiếu nại ở cơ sở với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, cũng như hỗ trợ tư vấn pháp luật trên kênh Phát thanh – Truyền hình của tỉnh góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, áp dụng tích cực vào đời sống của nhân dân.

Trong những năm công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị, bằng những cống hiến không mệt mỏi của mình, ông Võ Công Hoan đã góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho nhiều cán bộ cấp xã, huyện, đặc biệt là những cán bộ tư pháp ở vùng núi.

Với những đóng góp đó ông Võ Công Hoan từng vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và rất nhiều Bằng khen của Bộ trưởng, Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về những đóng góp tích cực của mình.

Nguyễn Hiền  
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Xem thêm