Thứ tư, 15/01/2025 11:10     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 31/01/2024 12:13

Năm nào cũng cúng ông Công ông Táo nhưng nhiều gia đình mắc phải 5 sai lầm tai hại

Theo văn hóa dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều kiêng kỵ cần nhớ để mọi việc được trọn vẹn, suôn sẻ, năm mới may mắn.

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ ông Công ông Táo để gia chủ tỏ lòng biết ơn thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Năm nay, lễ ông Công ông Táo rơi vào ngày 2 tháng 2 Dương lịch. Trong ngày này, nhiều người thường mua sắm nhiều lễ vật nhưng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ.

Cúng ông Công ông Táo muộn

Ở Trung Quốc, có nơi cúng Thần bếp vào ngày 23 tháng Chạp, cũng có nơi cúng vào đêm 23 tháng Chạp hoặc ngày 24 tháng Chạp. Tuy nhiên, trong văn hóa dân gian của ta, người Việt thường cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

anh 1

Ảnh minh họa.

Theo tín ngưỡng dân gian, 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Vì thế, việc cúng lễ cần làm trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Theo chuyên gia, mỗi gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức ngày 30 tháng 1 Dương lịch) đến ngày 23 tháng Chạp.

Tránh cầu xin giàu có, tiền bạc khi cúng ông Công ông Táo

Không ít người lầm tưởng rằng, cứ dâng cúng là cầu xin được tiền bạc dồi dào, làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Tuy nhiên, ông Công ông Táo về chầu trời để bẩm thưa những việc lớn nhỏ trong suốt một năm của gia đình dưới hạ giới. Bởi vậy, xin khấn nên tập trung vào sự an lành, hòa thuận, vui vẻ, sức khỏe các thành viên trong nhà. Xin các vị thần báo cáo điều tốt là được.

lo

Ảnh minh họa.

Không nên đặt mâm cỗ dưới bếp khi cúng Ông Công ông Táo

Có nhiều người quan niệm rằng, Táo Quân là thần Bếp núc vì thế mâm lễ cúng ông Công ông Táo nên tiến hành ở khu vực bếp. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia phong thủy, khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, nên thắp hương trên ban thờ của gia đình.

Trước đây, nhiều gia đình đặt bàn thờ nhỏ trong bếp, trên bàn thờ có bài vị thờ bằng chữ Hán. Vào ngày 23 tháng Chạp sẽ cúng một mâm cỗ ở bàn thờ này và một mâm cỗ trên bàn thờ.

Tuy nhiên, khi việc thờ cúng ngày nay được đơn giản hóa, chỉ dùng một bàn thờ chung cho cả nhà, lễ cúng 3 vị thần sẽ được tiến hành trang trọng nhất chính là khu vực ban thờ.

Nhiều chuyên gia phong thủy chia sẻ, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu các gia đình có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này.

Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi linh thiêng để thể hiện lòng thành kính của con cháu với những người đã khuất.

Hơn nữa, khu vực bếp là nơi nấu nướng hàng ngày, nơi chế biến thực phẩm. Chưa kể nhiều gia đình, khu vực bếp khá chật chội và lộn xộn, việc cúng bái sẽ khó khăn.

anh-2

Ảnh minh họa.

Rán cá chép khi cúng Ông Công ông Táo

Nhiều gia đình thường chủ quan và nghĩ rằng việc phóng sinh cá là không cần thiết nên bắt cá chép rán lên để cúng Táo quân mà không biết rằng đây chính là một trong những điều đại kỵ khi cúng ông Công ông Táo. Với Táo quân, cá chép là phương tiện di chuyển chứ không phải món ăn.

Ném cá chép từ trên cao xuống sau khi cúng Ông Công ông Táo

Một trong những đại kỵ cần tránh trong ngày tiễn ông Công ông Táo đó là việc thả cá chép. Cá chép vàng được coi là biểu tượng của thần linh và hành động thả cá chép còn mang ý nghĩa tâm linh.

Cá chép vàng còn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh mẽ của người Việt từ lâu đời. Bởi vậy, việc thả cá chép sống còn là sự nhân lên của sự sống. Trong ngày cúng ông Công ông Táo, cá chép được "phóng sinh" nhẹ nhàng bằng cách thả ở những ao, hồ, sông, suối gần khu vực sinh sống. Tuy nhiên, khu vực nước này cần trong xanh, không có mùi hôi thối, nhiều rác bẩn.

Ngoài ra, không đứng từ trên cao, trên cầu ném và hất cá xuống dưới nước. Đây là hành động "thất lễ", sẽ khiến các vị thần linh không vui và cũng không chứng tâm cho lòng thành của gia chủ.

-> Vì sao cá chép được lựa chọn cúng Ông Công ông Táo?

Phương Anh (T/H)  
7 vật không nên cất trong bếp để năm mới rước Thần tài
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Dọn nhà đón Tết nhớ '3 không giữ lại, 4 không di chuyển, 5 phải quét dọn'
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Con nhà lính
Đặt chổi 6 vị trí này trong nhà tài lộc sớm bị quét sạch
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Nhận cay đắng sau 4 năm bán nhà ở quê lên phố sống cùng con gái
5 lỗi phong thủy nhà ở khiến tiền tài tiêu tan, tình duyên lận đận
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Xem thêm