Thứ tư, 17/04/2024 00:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 23/06/2022 07:00

Cùng con vượt “vũ môn”

Chưa đầy một tháng nữa, khoảng 1 triệu học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2022. Những động viên chia sẻ, những cái ôm “truyền lửa” của các bậc phụ huynh sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các sĩ tử “vượt vũ môn”…

Là một phụ huynh công tác trong ngành Dịch vụ, công việc bận rộn thường đi từ 7h sáng đến 7h tối, nhưng chị Lê Thị Hà luôn cố gắng dành quỹ thời gian ít ỏi của mình để đồng hành cùng con. Hai con của chị năm nay đều cùng nhau “vượt vũ môn. Cô con gái nhỏ thì năm nay học hết lớp 9, chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầy căng thẳng.

Cậu con trai lớn Nguyễn Hoàng Anh sở hữu nhiều giấy khen, kết quả học tập tốt trong thời gian học cấp 3 và cũng chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022. Hiểu được những căng thẳng, áp lực của các con, đặc biệt là con trai cả, chị Hà cho biết, trong giai đoạn này, chị đặc biệt để ý và quan tâm đến các con nhiều hơn.

“Bao giờ đến mùa thi cũng khiến học sinh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, áp lực cả. Cho nên, mình luôn đặt mình trong tâm trạng của con trước kỳ thi để giúp con giải tỏa được áp lực”, chị Hà chia sẻ.

ba me cung con vuot qua mua vu mon

Ảnh minh họa

Cũng có con chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, chị Phạm Thị Hồng, nhân viên kế toán (Hà Nội) cho biết, thời điểm trước kỳ thi, chị thấy con gái lúc nào cũng có tâm trạng lo lắng vì áp lực phải vào trường tốp cao. Do vậy, mỗi ngày đi làm về, chị luôn dành thời gian bên con.

Ngoài việc động viên con rằng con cứ cố gắng học hết khả năng của mình, bố mẹ không bao giờ trách khi chẳng may con trượt khỏi trường tốp cao nên con cứ yên tâm và thoải mái trong việc học. Chị Hồng cũng luôn quan tâm chăm lo đến giờ giấc ăn, ngủ, giải trí điều độ để con có sức khỏe thật tốt cả về mặt thể chất và tinh thần.

Chị Hồng cho biết cách chăm sóc cụ thể: “Ngoài thịt, cá, mình cho con ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước cam, chanh giúp cơ thể tươi mát. Và lúc nào mình cũng tạo cho con sự yên tâm là mẹ sẽ luôn bên cạnh con bất cứ khi nào con gặp khó khăn. Chẳng hạn, bài học nào con không hiểu, không làm được hay còn lăn tăn thì cứ chia sẻ với mẹ để mẹ tìm cách chỉ cho con. Nếu mẹ không biết thì sẽ nhờ thầy cô, những người am hiểu giải đáp nên con cứ yên tâm”.

Theo các chuyên gia tâm lý, trước kỳ thi, tâm lý chung của các em học sinh thường là hồi hộp, lo lắng. Cha mẹ cần làm công tác tư tưởng với các em một cách chân tình, cảm thông, tôn trọng. Cha mẹ nên cùng trẻ lên lịch hoạt động ôn tập chi tiết và cùng trẻ giám sát việc thực hiện kế hoạch. Cuối cùng, nên cho trẻ biết sau khi con đã cố gắng hết sức mà rủi may điểm thi không đạt như mong muốn thì cha mẹ vẫn tin tưởng con.

Còn theo chuyên viên tâm lý, thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đối với vấn đề học tập của con cái thì bố mẹ cần giữ vai trò đồng hành suốt trong quá trình học tập của con chứ không phải đợi đến mùa thi.

Thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo khuyên các phụ huynh: “Chúng ta có thể làm được 3 điều để giúp cho kỳ thi của học sinh trở nên thành công và suôn sẻ hơn. Đầu tiên, cần hỗ trợ về mặt thể chất cho các con, bao gồm về chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Đảm bảo về năng lương, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng như hướng con em mình đến những vấn đề giải trí, thể thao lành mạnh. Kế đến, phụ huynh cần hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác. Tiếp theo là hỗ trợ cho con em mình về mặt tin thần.

Phụ huynh tuyệt đối không được so sánh giữa con em mình với những bạn bè đồng trang lứa hoặc một hình mẫu tiêu biểu nào đó để làm thước đo. Điều này vô tình sẽ tạo áp lực rất lớn cho các thi sinh trước kỳ thi".

-> Vì sao trẻ ngang bướng, nghịch ngợm?

Hà Dương  
Đồ dùng trẻ em thương hiệu Richell được phân phối bởi Magicwave 
Bắt quả tang con trộm tiền
5 cách giúp con tăng vốn từ vựng
Có nên trả tiền để con làm việc nhà?
5 cách giúp bậc cha mẹ có con đồng tính (LGBT) cảm thấy hạnh phúc, an toàn
Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý
Nghệ thuật phê bình con
'Sống chung' với con tuổi teen nổi loạn
3 điều dù đắn đo mấy cũng tuyệt đối không được nói với con
Vì sao cha mẹ nên ôm con mỗi ngày?
Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng?
5 nguyên tắc dạy con của người Mỹ giúp trẻ thành công từ trên ghế nhà trường
Chiều chuộng vô cớ, cha mẹ không hay đang 'bào mòn' phước lành con cái
Tôi không thể sinh con gái
Xử lý thế nào khi ông bà nuông chiều cháu quá mức?
Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?
Trẻ đồng cảm và phát triển kỹ năng xã hội nhờ thường xuyên chơi búp bê
Sai lầm cha mẹ khiến con trai 20 tuổi mới học cách buộc dây giày
Trẻ có 5 dấu hiệu chứng tỏ được nuông chiều quá mức
Trách phạt con theo 6 kiểu này chẳng khác gì vẽ đường cho trẻ hư
Xem thêm