Thứ năm, 14/11/2024 11:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 09/09/2023 07:30

Con mắc kẹt trong cô đơn vì không có bạn bè, nguyên nhân do đâu?

Ở góc độ của một đứa trẻ, nếu không có một người bạn nào, nó sẽ tỏ ra rất cô đơn và sau này sẽ không thể nhận được sự giúp đỡ khi bước vào xã hội.

Giáo sư đại học Li Meijin cho biết: "Khi trẻ không có bạn bè, ba vấn đề sẽ nảy sinh: cô đơn, bất an và thiếu nhiều niềm vui trong cuộc sống. Trẻ em dễ mệt mỏi với thế giới".

Chứng kiến con mình bị gạt ra ngoài lề xã hội và ngày càng trầm cảm, cha mẹ nên suy ngẫm làm thế nào để cho con mình được giáo dục tốt hơn và tìm ra mấu chốt của vấn đề.

Đứa trẻ không có bạn bè và không thích nói chuyện, chứng tỏ gia đình có những khuyết điểm sau.

Di chuyển quá thường xuyên, trẻ không thể thích nghi nhanh với môi trường

Hiện nay, nhiều gia đình vì công việc của bố mẹ muốn cho con cái học trường tốt nên việc chuyển nhà đã trở thành vấn đề bất cứ lúc nào. Đặc biệt một số gia đình thuê nhà phải chuyển nhà nhiều lần trong học kỳ.

Cũng có một số cha mẹ công việc không ổn định khiến con cái cũng theo mình mà ngược xuôi khắp nơi.

Ngôi sao bóng rổ James đã chuyển nhà 12 lần cùng mẹ khi anh còn nhỏ, vì vậy khi lên cấp hai, anh nhận ra rằng mình không có bạn bè.

con khong co ban Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Trẻ vừa đến một nơi ở mới, chưa quen với môi trường, cũng chưa giao tiếp với bạn bè xung quanh mà đã phải chuẩn bị đi đến nơi tiếp theo.

Một số bạn trẻ cho biết, ở quê học lớp 3, sau đó lên thị trấn học lớp 6, cấp 2 ở huyện, cấp 3 ở thị xã, đại học ở một nơi khác. Các bạn cùng lớp của họ thậm chí không nhớ nổi tên họ.

Cuộc sống cần sự tốt đẹp và ổn định, nhất là với trẻ em.

Gia đình quá nghèo, con cái thiếu tự tin trong xã hội

Trong cuốn “Tại sao gia đình lại làm tổn thương người khác” có đoạn: “Thời thơ ấu, tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ giống như việc xây dựng một hòn đảo an toàn. Với hòn đảo an toàn trong lòng, trẻ sẽ tự tin khám phá thế giới và giao tiếp với mọi người”.

Việc cha mẹ yêu thương con cái và cho chúng một nền tảng vật chất nhất định là điều rất quan trọng.

Trong một gia đình nghèo, đứa trẻ ăn mặc không chỉnh tề, không tự tin khi nói chuyện thì đời sống xã hội gần như hỗn loạn, dễ bị bắt nạt.

Trong phim "Forrest Gump", chỉ số IQ của Forrest Gump không cao và mẹ anh đã rất vất vả để nuôi anh lớn lên. Cuộc sống nghèo khó đã thu hút sự chú ý của các bạn cùng lớp khiến anh không ngừng bị chế giễu.

Dù thế nào đi nữa, cha mẹ cũng nên cố gắng cho con ăn mặc tươm tất và đừng lúc nào cũng khóc lóc tội nghiệp, than nghèo kể khổ trước mặt con.

Gia đình quá sạch sẽ, con cái trở nên đặc biệt gò bó

Nhiều gia đình sạch sẽ đến mức khó tin, cha mẹ lại áp đặt sự sạch sẽ cho con cái.

Một người bố đưa con về quê và nhìn thấy đứa trẻ và một cậu bé bị sổ mũi cùng nhau bắt cá. Ông bố này gào lên: “Con nhìn đi, cậu bạn ấy bẩn thỉu như thế, sao con lại đi cùng?”.

Ở thành phố, thi thoảng có bạn bè của con đến chơi nhà, ông bố này cũng tàn nhẫn đuổi bọn trẻ ra ngoài vì sợ chúng làm bừa bộn ghế sofa, vứt đồ chơi xuống sàn.

Quá sạch sẽ đồng nghĩa với việc buộc trẻ phải tránh xa tất cả những đứa trẻ khác. Trong mắt cha mẹ, ngoài con cái mình ra, không có đứa con nào sạch cả.

Phần lớn bố mẹ đều lớn lên trong tuổi thơ chơi với bùn đất, vậy tại sao con cái của chúng ta không thể sống như vậy?

Đôi khi, việc trẻ xin một nắm bùn từ bạn bè không phải là điều xấu. Nhiều năm sau, đây cũng là minh chứng cho tình bạn.

con khong co ban Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Cha mẹ quá mạnh mẽ, con cái không có tự do

Khi trẻ cãi nhau, điều chúng có thể nói nhiều nhất là: “Không thèm chơi với cậu nữa”.

Khi người lớn cãi nhau, không nhất thiết phải nói “không chơi nữa” mà sẽ xóa và chặn đối phương.

Khi người lớn áp đặt lên trẻ những khuôn mẫu xã hội của riêng mình, trẻ sẽ trở nên run rẩy và sợ hãi mọi thứ.

Những đứa trẻ đã quen phục tùng, hành động như những đứa trẻ ngoan ngoãn, bắt đầu cảm thấy chán nản, không còn ý kiến riêng và mong muốn hòa nhập xã hội bị dập tắt.

Giáo sư Li Meijin từng nói: “Một đứa trẻ biết nói có thể nhanh chóng tìm được bạn bè và sẵn sàng nói chuyện với người khác”.

Có một nghiên cứu quan trọng cho thấy tình bạn thời thơ ấu giúp phát triển các kỹ năng xã hội và do đó tác động đến sự phát triển và chất lượng của các mối quan hệ sau này trong cuộc sống.

Tình bạn cũng ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập ở trường và giúp trẻ phát triển một loạt các kỹ năng sống quan trọng sẽ phục vụ chúng trong suốt thời thơ ấu và cả cuộc đời.

Kết bạn được coi là một kỹ năng xã hội cần được tập luyện thường xuyên. Nếu trẻ gặp khó khăn trong vấn đề này, không có nghĩa là con không thú vị hay bị ghét. Nguyên nhân đôi khi chỉ đơn giản là con cần được hướng dẫn để biết cách tạo các mối quan hệ xã hội.

Tất nhiên, con bạn quả thực rất sống nội tâm và ngại nói, bạn cũng có thể rèn luyện tính cách của con bằng cách cho con tham gia các trò chơi, mời bạn bè đến nhà, hình thành thói quen chào hỏi lịch sự và chủ động giúp đỡ trẻ trong các hoạt động giao tiếp.

-> Nói mãi con không chịu nghe, cha mẹ phải làm sao?

Thùy Linh  
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Giáo dục giới tính cho con từ khi mấy tuổi?
Xem thêm