Thứ hai, 10/02/2025 22:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 05/12/2022 05:30

Cổ vật vô giá triều Nguyễn: Bài 6 - Bộ sưu tập sứ ký và tranh gương của nhà nghiên cứu văn hóa

Đam mê đồ cổ từ bé lại được sinh ra trong gia đình có điều kiện, Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa đã may mắn có cơ hội sưu tầm bộ sứ ký và tranh gương vô giá của triều Nguyễn.

Xuất thân trong gia đình có bố là quan nho trong triều đình nên từ nhỏ ông Nguyễn Xuân Hoa - một nhà nghiên cứu văn hóa Huế đã may mắn được tiếp xúc với các đồ vật quý. Sau này lớn lên niềm đam mê với đồ cổ cứ thế theo ông cả đời.

Ngôi nhà của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa như một không gian trưng bày của hơn 200 chủng loại sứ ký thời Nguyễn đến mức nhiều hơn cả bảo tàng. Cùng với đó là hàng chục bức tranh gương mang đậm dấu ấn của các vua chúa triều Nguyễn. Trong số đó phải nói đến những chiếc tô khắc chép các bài thơ Nôm với những đường nét rất tinh tế ở thời của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… được đánh giá cao về thẩm mỹ.

Empty

Trong số những cổ vật quý hiếm đang sở hữu, ông Hoa tâm đắc nhất là bô sưu tập những tô sứ men lam - sứ ký kiểu ngự dụng vua triều Nguyễn.

Nói về cơ duyên với bộ sưu tập này ông Hoa kể lại, khoảng năm 1980 sau khi được một người quen giới thiệu ông đã tìm đến một gia đình quý tộc đang sở hữu một chiếc tô trên đó có chép bài sớ thời vua Gia Long.

Gặp cổ vật này ông càng bất ngờ hơn khi được biết chiếc tô đã hơn 200 năm tuổi, trên đó khắc bài sớ trên 400 chữ với nội dung bộc lộ một cách bộc trực, thẳng thắn, về việc Vua phải biết thương dân.

Brown Doodle Company profile Presentation (3)

Không những sở hữu chiếc tô có đề chép bài sớ, ông Hoa hiện đang sở hữu 200 chủng loại men sứ ký kiểu thời Nguyễn như bình uống nước, tách trà, ly chén, dĩa, tô, chum, bình cắm hoa… rất độc đáo và mang giá trị thẩm mỹ cao. Trên các cổ vật đó, đều có ghi chép những bài thơ hoặc các phong cảnh về Huế mà các vị vua yêu thích và đã đặt hàng theo yêu cầu.

Trong căn phòng chính giữa gian nhà ngoài những cổ vật nói trên ông Hoa còn trưng bày 25 bức tranh gương độc đáo khác nhau. Trong đó, bộ Tứ Bình được xem là bộ tranh cổ quý hiếm ở Huế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết, bộ tranh gương cổ Tứ Bình có 4 bức tranh gương, mỗi bức được thêu hình 2 cô gái đang cầm, kỳ, thi, họa đó là một thị nữ và một tiểu thư. Bộ trang gương quý giá được ông treo trang trọng ngay chính giữa căn phòng trưng bày sách, cổ vật của tư gia mình.

Bên cạnh bộ tranh gương Tứ Bình thì bộ tranh “Nhị thập Tứ Hiếu” hay bức tranh gương thờ công chúa mà ông Hoa đang sở hữu cũng được coi là những cổ vật độc đáo.

Empty

Tranh gương là một di sản đặc biệt, vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể, mang bản sắc đặc trưng của mỹ thuật cung đình Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng.

Hiện ở Huế còn khoảng 40 bức tranh gương cao cấp. Tất cả các tranh gương này đều do triều Nguyễn để lại và đang được trưng bày tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cung Diên Thọ, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, điện Huệ Nam, chùa Báo Quốc…

Empty

Nói về niềm đam mê với cổ vật cung đình, ông Hoa chia sẻ: “Sau năm 1975, nhiều người xem giá trị văn hóa truyền thống rẻ rúng nhưng một số người yêu thích sưu tầm chuyên nghiệp lại muốn giữ lại giá trị văn hóa Huế. Nhận định, nếu đưa ra khỏi Huế thì lúc đó cổ vật “chảy máu”.

Do đời sống kinh tế khó khăn, gia đình quý tộc, quan lại đã bán lại báu vật của gia đình. Nếu những cổ vật cứ rời Huế mà đi thì bề dày văn hóa của vùng đất sẽ mỏng dần. Từ suy nghĩ đó, gặp cổ vật quý, tôi quyết tâm mua lại cho bằng được dù kinh tế rất khó khăn. Có những món không mua được vì không có đủ tiền lại khiến tôi day dứt, khó chịu".

Lưu lạc, thất tán cổ vật Huế là những câu chuyện dài với nhiều giai thoại hấp dẫn. Tuy nhiên việc giữ lại và phát huy giá trị của những cổ vật Huế mới là điều quan trọng.

-> Bài 1: Hiện vật đồng đầu tiên của triều đại

-> Bài 2 - Cửu vị thần công thời vua Gia Long

-> Bài 3 - Cửu đỉnh, bảo vật đánh dấu chủ quyền đất nước

-> Bài 4 - Bảo vật bằng đồng không thể sao chép

-> Bài 5 - 4 tháng trời "ăn dầm ở dề" săn hoàng bào

-> Mời quý độc giả đón đọc Bài 7: Xe kéo tay của mẹ vua Thành Thái về nước sau 100 năm lưu lạc

Nguyễn Hiền  
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Chùa cổ lịch sử hơn 600 năm tại Hà Tĩnh
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Điều gì xảy ra khi phơi quần áo trong nhà?
Những địa điểm có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết cuối tuần này
Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa
Báo chí truyền cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Phiên chợ ném cà chua cầu may ở Thanh Hóa
Hy mọng mới của ngư dân nuôi trồng biển ở Quảng Ninh
Mùa xuân an yên sau những ngày giông bão
Người dân quay lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết cần lưu ý gì để tránh ùn tắc?
Vì sao nhiều người sợ đi làm sau kỳ nghỉ dài?
Lì xì điện tử đang thay thế phong bao truyền thống
Hơn 200 người đến khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ ngày đầu Tết
Tết ấm tình người của người phụ nữ nghèo đánh rơi 1,5 triệu đồng khi đi chợ
Ném quýt tìm người yêu và muôn kiểu đón Tết độc đáo ở các nước châu Á
Năm lan tỏa yêu thương của Gia đình Việt Nam
Giá cây cảnh giảm 40% vẫn ế ẩm, lác đác người xem
Nhộn nhịp chợ Tết trên đảo Cô Tô
'63 Gắn kết - 1 Tết sum vầy' lan tỏa giá trị gắn kết, đoàn viên
Xem thêm