Thứ ba, 19/11/2024 15:35     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 15/10/2024 07:00

Cô giáo xứ Nghệ dạy tranh biện, rèn tư duy cho hàng ngàn học sinh

Với mục tiêu xây dựng một thế hệ trẻ có tư duy phản biện sắc bén và tự tin trong giao tiếp, cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh quyết tâm theo đuổi hành trình đưa tranh biện đến với hàng ngàn học sinh trên khắp Việt Nam.

Tranh biện (debate) là môn thể thao trí tuệ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan trọng như lắng nghe, trình bày, phản biện và tích lũy kiến thức về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa, đồng thời được xây dựng nhân cách.

Nói cách khác, tranh biện là một cuộc đấu tranh ý tưởng, nơi mỗi bên luân phiên bày tỏ quan điểm, ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề, đồng thời cung cấp những luận chứng, luận cứ, luận điểm cùng lời giải thích để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục phe đối lập.

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của các giải đấu tranh biện uy tín hay các tổ chức tranh biện uy tín như Liên đoàn Tranh biện Việt Nam (VDA) đã giúp tranh biện ngày càng tạo được chỗ đứng trong cộng đồng học sinh Việt.

Khát vọng phát triển tư duy cho học trò của cô giáo trẻ

Sau khi tốt nghiệp khoa sư phạm Tiếng Anh - trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cô Nguyễn Thị Hà Thanh (Đô Lương, Nghệ An) mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ bắt đầu hành trình "gieo chữ" tại trường Tiểu học Archimedes và trường Tiểu học Nguyễn Siêu.

Cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh mong muốn phát triển tư duy đọc lập của học sinh thông qua tranh biện

Trong thời gian giảng dạy tại đây, cô Thanh đã nhận thấy tiềm năng tư duy ẩn chứa trong mỗi học trò nhỏ và mong muốn phát triển tư duy phản biện cho các em.

“Khi tôi công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Siêu, tôi thấy các bạn quá tiềm năng và tư duy rất đa chiều. Lúc đấy, tôi mới tự hỏi: Liệu có bao nhiêu học sinh trên đất nước có tư duy và được khuyến khích tư duy đa chiều như vậy? Hay các bạn đang bó hẹp trong lối tư duy một chiều, chỉ biết nghe và làm theo lời thầy cô và đánh mất đi những sắc màu riêng của bản thân?

Thêm nữa, khi tôi có cơ hội chấm thi và đồng hành cùng học sinh tham dự cuộc thi World Scholar’s Cup (WSC) 2022, tôi thấy các bạn quốc tế mạnh dạn, tự tin hơn các bạn Việt Nam rất nhiều”, cô Thanh chia sẻ.

Những điều này đã thôi thúc cô đem tranh biện đến gần hơn với học sinh, không chỉ học sinh ở Hà Nội hay học sinh mà mình đang giảng dạy trực tiếp mà còn đến với học sinh trên mọi miền Tổ quốc.

Hành trình từ ước mơ đến hiện thực

Không có con đường nào trải đầy hoa hồng, cô Thanh đã gặp không ít khó khăn trong hành trình hiện thực hóa ước mơ.

“Bộ môn này chưa quá phổ biến với tất cả mọi người. Nhiều người vẫn nghĩ tranh biện chỉ là cãi nhau và không ít bậc phụ huynh lo ngại rằng con em mình sẽ trở nên cứng đầu và không làm theo ý bố mẹ khi học môn này. Cũng có trường hợp, phụ huynh và học sinh lại quá chú trọng thành tích và đặt nặng phần chiến thắng mà quên mất giá trị cốt lõi của tranh biện”, cô Thanh tâm sự.

Cô cho rằng thách thức lớn nhất nằm ở việc thay đổi tư duy của mọi người về tranh biện. Làm như thế nào để bố mẹ không nghĩ rằng “tranh biện là tranh cãi, phản biện là phản đối”. Nó không thể diễn ra trong ngày một ngày hai mà là cả một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng.

“Phải thay đổi từ từ suy nghĩ của phụ huynh và cho họ thấy rằng nét đẹp của tranh biện không nằm ở thắng thua mà tính đối kháng trong tranh biện sẽ giúp các con trưởng thành, phát triển hơn”, cô Thanh cho biết thêm.

Với tâm huyết của mình, cô đã thành lập viện E-debate, chuyên về tranh biện và tích cực hợp tác với các trường, công ty và địa phương quan tâm đến phân môn tranh biện để tổ chức các sự kiện và các giải đấu tranh biện.

Cô đã và đang tổ chức các cuộc thi tranh biện trên toàn quốc và quốc tế, đồng thời cũng tổ chức các lớp học trực tuyến và thành lập các câu lạc bộ tranh biện ở các tỉnh như Thái Nguyên, Nghệ An,... tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận, học hỏi và cọ xát. Nhiều học sinh dưới sự dẫn dắt của cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh đã có sự trưởng thành và tự tin hơn sau khi theo đuổi bộ môn tranh biện.

Các đội tuyển do cô dẫn dắt đã giành được nhiều huy chương vàng tại các cuộc thi trong nước và quốc tế, nổi bật là cuộc thi World Scholar’s Cup tại các vòng Hà Nội, Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) và vòng Tournament of Champion ở Đại học Yale (Mỹ).

Cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh

“Tôi nghĩ làm gì cũng cần có thời gian. Cứ kiên trì, từng bước, từng bước một sẽ thành công. Tranh biện không phải là cái gì quá to tát, nó bắt nguồn từ những điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần chúng ta khơi gợi, khuyến khích các em tư duy đa chiều trước mỗi vấn đề, là đã khơi dậy được tư duy phản biện rồi”, cô Thanh chia sẻ.

Với phương châm “difficult but not impossible” (khó nhưng không phải không thể), cô Thanh luôn khuyến khích các đồng nghiệp, phụ huynh và cả học sinh tìm hiểu về tranh biện.

Đồng thời, cô cũng thẳng thắn lên tiếng về thực trạng một số người lợi dụng "cơn sốt" tranh biện để dạy học một cách hời hợt, thiếu đầu tư và tìm hiểu nghiêm túc. Đây là điều đáng lo ngại, cần được chấn chỉnh để đảm bảo chất lượng và định hướng đúng đắn cho việc phát triển bộ môn tranh biện.

Anh Thư  
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Thị trấn 2.000 dân, 52 năm mới có một em bé chào đời
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Bóng đá và bóng chuyền Thanh Hóa cùng nhau 'lên đỉnh' trong 1 ngày
Mọc lông khắp người sau 3 tháng tự dùng thuốc gia truyền để tăng cân
Vì sao 11/11 hằng năm được chọn là Ngày lễ Độc thân?
Phẫu thuật kịp thời cho bé gái 26 ngày tuổi bị thoát vị bẹn
Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng
Xem thêm