Thứ năm, 02/05/2024 04:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 19/07/2021 06:30

Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể đã trở thành một bệnh lý quá quen thuộc với mọi người, thế nhưng hiểu rõ về tình trạng này không phải ai cũng biết. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

suy nhuoc 2

Ảnh minh họa

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác.

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể

Có một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như: Thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp...Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.

Empty

Ảnh minh họa

Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ... dễ dẫn đến bệnh này. Suy nhược cơ thể cũng có thể bắt nguồn từ làm việc quá sức hoặc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

Triệu chứng suy nhược cơ thể

Các triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng.

suy nhuoc 4

Ảnh minh họa

Ngoài ra còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.

Biện pháp điều trị suy nhược cơ thể

Suy nhược kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể mãn tính, gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Để cải thiện suy nhược cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ cũng như xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:

+ Bồi bổ cơ thể: Tăng cường các loại đồ ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng gà, đậu tương,… để khắc phục tình trạng suy nhược.

Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung các vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cho tế bào. Cụ thể, vitamin B12 thúc đẩy chức năng của hệ thống thần kinh, kích thích ngon miệng, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Vitamin B6 hỗ trợ cho việc sử dụng chất đạm và tạo hồng cầu. Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm, bạn cũng có thể sử dụng các viên uống bổ sung sắt, vitamin B12 và vitamin B9 (axit folic) để đảm bảo nhu cầu hằng ngày của cơ thể, nhất là phụ nữ mang thai.

+ Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng của cơ thể. Không nên làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, làm cho tình trạng suy nhược cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Vận động cơ thể thường xuyên: Việc vận động cơ thể bằng các bài tập nâng cao thể trạng, các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi, cơ bắp… Thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe là những bài tập thể dục được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để cải thiện tinh thần và tâm trạng.

+ Giữ tinh thần thoải mái: Giảm áp lực công việc để tinh thần thoải mái. Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc và ngủ sâu. Không hút thuốc, uống rượu bia.

-> Đi bộ có tác dụng gì, đi thế nào cho đúng?

Xem thêm: Làm việc quá nhiều dễ đột quỵ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Xem thêm