Thứ bảy, 04/05/2024 13:07
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Chuyển đổi số đang là câu chuyện của tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó báo chí là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình này. Các cơ quan báo chí Việt Nam đã và đang làm gì để đáp ứng được yêu cầu mới, khẳng định được vị trí, vai trò trong thời đại công nghệ số?

Nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), Gia đình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam liên quan đến vấn đề này.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem lại rất nhiều tiện ích trong cuộc sống. Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, sự chuyển dịch phương thức tiếp cận thông tin của bạn đọc đang ngày càng phổ biến. Ông đánh giá như thế nào về quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay?

Đồng chí Lê Quốc Minh: Tuy đã có một số cơ quan báo chí tại Việt Nam – trong đó có cả các cơ quan báo chí lớn cũng như những tòa soạn quy mô vừa và nhỏ ở địa phương – triển khai công tác chuyển đổi số và đã đạt được những thành tựu bước đầu, cần thẳng thắn thừa nhận rằng tiến trình chuyển đổi số báo chí ở đa số các cơ quan báo chí khác là khá chậm chạp.

Chúng tôi khá lo ngại khi nhiều tòa soạn có thái độ “chờ xem” thay vì mạnh dạn bắt tay vào triển khai. Việc chưa hiểu rõ về khái niệm, thậm chí chưa thông tỏ về vấn đề mới mẻ này là điều hết sức bình thường, nhưng các cơ quan báo chí cần quan tâm đến nó, nghiên cứu sâu và tham khảo ý kiến của chuyên gia, chủ động xây dựng chiến lược và quyết liệt thực hiện chiến lược đó, thay vì cứ ngập ngừng và bỏ lỡ cơ hội.

Hãy suy nghĩ một cách đơn giản thế này: bây giờ hầu hết người dùng đã “di cư” lên nền tảng số, nếu báo chí cứ bám trụ với các nền tảng truyền thống mà không chiếm lĩnh nền tảng số thì sẽ mất độc giả, khán thính giả. Cho nên đừng loay hoay với khái niệm, với thuật ngữ nữa, báo chí hãy nhanh chóng đuổi theo người dùng đi, họ ở đâu thì báo chí phải ở đó. Và, sẽ càng tuyệt vời hơn nếu báo chí có thể đi trước và đón chờ người dùng ở những nền tảng mới.

2

Có ý kiến cho rằng, nhiều phóng viên, nhà báo thậm chí còn chưa hiểu rõ chuyển đổi số là thế nào và bắt đầu từ đâu. Vậy cần hiểu chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí như thế nào, thưa ông?

Đồng chí Lê Quốc Minh: Khó có thể trách các phóng viên bởi trong nhiều trường hợp thì chính người lãnh đạo của cơ quan báo chí cũng chưa hiểu thế nào là chuyển đổi số. Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cũng như các đơn vị nghiên cứu, đào tạo đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo về vấn đề này, nhưng đến bây giờ nhiều lãnh đạo báo chí vẫn hỏi chuyển đổi số thì thực sự phải làm gì, khi nào nên bắt đầu, liệu có tốn kém quá không...

Cũng có những lãnh đạo tòa soạn xây dựng chiến lược với tên gọi chuyển đổi số nhưng thực chất chỉ là mua sắm một số máy móc, thiết bị và phần mềm. Khi đề cập đến chuyển đổi số, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng điểm mấu chốt của chuyển đổi số không phải là về công nghệ mà chính là tư duy. Thậm chí phải thay đổi cả văn hóa của tòa soạn.

Để chuẩn bị cho chiến lược chuyển đổi số thì yếu tố con người rất quan trọng. Các tòa soạn cần xây dựng đội ngũ nhân lực không chỉ vững vàng về chính trị - tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ báo chí mà còn được trang bị những kỹ năng mới để hoạt động trên môi trường mới, tạo ra các sản phẩm mới.

Sản phẩm báo chí truyền thống là những bài viết, những bức hình, những chương trình phát thanh - truyền hình mà chúng ta đã quen thuộc qua hàng chục năm qua, nhưng sản phẩm báo chí mới sẽ rất đa dạng, từ những nội dung đa phương tiện mà nhiều báo đã triển khai, cho đến các loại hình thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), các sản phẩm báo chí dữ liệu công phu, mang tính tương tác cao với người dùng, các sản phẩm audio-video với những định dạng mới...

Theo ông, quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí tại Việt Nam sẽ gặp những khó khăn, thuận lợi gì?

Đồng chí Lê Quốc Minh: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây chính là thuận lợi to lớn đối với các cơ quan báo chí vì đã có được định hướng của chính phủ với các mục tiêu rất rõ ràng.

Một thuận lợi khác là các công nghệ, thiết bị hiện đại nay đều sẵn có, phần mềm trong nước hay nước ngoài thì đều dễ tiếp cận. Chỉ vài năm trước, nhắc đến trí tuệ nhân tạo (AI) thì ai cũng cảm thấy là điều gì đó thật xa vời, nhưng giờ đây, để ứng dụng vào hoạt động tại một tòa soạn, kể cả là một tờ báo nhỏ, cũng là chuyện không mấy khó khăn.

Tôi cho rằng khó khăn lớn nhất chỉ là vấn đề nhận thức: nhận thức của lãnh đạo tòa soạn và nhận thức của từng cán bộ, phóng viên trong tòa soạn đó. Nhận thức thay đổi, tự thân mỗi tòa soạn và cá nhân ý thức được đòi hỏi phải chuyển đổi số để tồn tại và phát triển, thì việc triển khai sẽ diễn ra thôi.

3

Các cơ quan báo chí cần làm thế nào để mang đến những trải nghiệm mới cho người đọc trong thời đại chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thưa ông?

Đồng chí Lê Quốc Minh: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hết sức gay gắt hiện nay, khi mà báo chí phải giành giật sự chú ý của người dùng với khoảng 7 tỷ kênh thông tin khác trên mạng Internet, và đồng thời phải chạy đua về mặt công nghệ với những gã khổng lồ về công nghệ, thì báo chí cần phải có “tư duy sản phẩm.” Các cơ quan báo chí cần phải mạnh dạn thử nghiệm và dám chấp nhận rủi ro để tạo ra những sản phẩm mới, mang đến những trải nghiệm mới cho người dùng.

Đương nhiên, không phải thử nghiệm nào cũng thành công, không phải sản phẩm nào cũng dễ dàng được công chúng đón nhận và ngay cả những sản phẩm hiệu quả thì cũng chưa chắc có thời gian sống lâu dài, vì thế các cơ quan báo chí lại phải liên tục đưa ra những sản phẩm mới. Và như tôi đã đề cập ở trên, báo chí hãy bắt tay vào làm thay vì cứ băn khoăn với những câu hỏi vì sao, để làm gì, bằng cách nào…

Mỗi cơ quan báo chí nói chung và mỗi phóng viên, nhà báo cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí hiện nay, thưa ông?

Đồng chí Lê Quốc Minh: Lâu nay các cơ quan báo chí luôn “niệm thần chú” rằng “nội dung là vua.” Chân lý này luôn đúng và ở thời điểm hiện tại thì nó vẫn không hề sai, nhưng bây giờ làm báo là phải gắn với công nghệ. Vậy mới có xu hướng các cơ quan báo chí đầu tư mạnh vào công nghệ để trở thành báo chí -công nghệ (media-tech), còn các tập đoàn công nghệ thì đầu tư mạnh về truyền thông để thành công nghệ - truyền thông (tech-media).

HEALTH (1)

Chẳng có báo nào không thành thạo công nghệ mà lại có thể nằm trong tốp đầu, cho nên người ta mới nói rằng “công nghệ là nữ hoàng,” và thời buổi này vua phải cần có nữ hoàng song hành thì mới đảm bảo hoạt động hiệu quả. Nhưng còn cần trụ cột thứ ba nữa là phong cách riêng của từng cơ quan báo chí để tạo sự khác biệt, nói cách khác là cần phải đổi mới sáng tạo liên tục để tạo ra và duy trì phong cách của mình.

Các nhà báo của kỷ nguyên báo chí - truyền thông mới, khi mà trí tuệ nhân tạo đang trở thành công cụ phổ biến, vừa hỗ trợ công việc cho các nhà báo nhưng cũng đe dọa cướp đi việc làm của chính họ, cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức mới, chủ động nắm bắt công nghệ mới để điều khiển nó, thay vì thụ động và có nguy cơ bị công nghệ chi phối lại.

Xin cảm ơn đồng chí Lê Quốc Minh!

Hải Nam – Thuỳ Linh (Thực hiện)  
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
3 bước từ bỏ Google
Phát hiện 7 dấu hiệu này coi chừng đang bị lừa dối trong quan hệ
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Mẹ vợ cầu thủ Việt: Mặt trẻ măng, U50 body vẫn “lấn át” giới trẻ
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Vụ gần 500 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Đình chỉ cơ sở bánh mì
Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi bất ngờ phát hiện khối u màng não khổng lồ
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
4 quy tắc giữ
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
Cháu bé 2 tuổi bị sụp mi bẩm sinh gây nhược thị
Xem thêm