Thứ tư, 30/04/2025 02:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 08/04/2019 17:29

Cảnh giác với những rối loạn thể chất và tâm thần vì stress

Căng thẳng mệt mỏi rất dễ xảy ra khi bạn làm việc quá tải hoặc suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nào đó. Khi bị stress có thể khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh lý.

Stress là gì?

Phát sinh từ những trải nghiệm hoặc những điều kiện sống khó khăn gây nên tác động tâm lý. Bất kỳ tình huống nào ta phải giải quyết đều gây stress.

Ai cũng có stress. Một số phải chịu đựng hậu quả của stress nặng nề hơn những người khác. Ví dụ, với cùng một loại stress thì người này có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn người kia.

Khi ta cảm thấy bị đe doạ, stress có thể là một phản ứng bình thường: bắp cơ căng ra, tim đập nhanh và thở gấp. Khi mối đe doạ đã qua đi, thì bình tĩnh trở lại.

Nhưng với một số người thì cảm giác căng thẳng và lo lắng vẫn tiếp diễn. Họ cảm thấy bất an như: lo lắng về điều kiện sống, con cái, hoặc về những xung đột trong gia đình mình. Những lo lắng và căng thẳng tiếp diễn này có thể gây ra các chứng đau dạng cơ thể và phàn nàn về kiểu bệnh "quái lạ" này.

Stress gây nên những rối loạn thể chất và tâm thần

Nhận biết những người stress nặng là rất quan trọng. Vì stress có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cuộc sống của người đó bằng cách gây ra:

- Nỗi đau tinh thần

- Than phiền về sức khoẻ cơ thể

- Thay đổi thái độ ứng xử

- Những rắc rối trong mối quan hệ với những người khác

- Những rắc rối tại nơi làm việc.

stress-giadinhvietnam

Chăm sóc bệnh nhân gặp các vấn đề rối loạn do stress tại Viện Sức khỏe tâm thần.Ảnh: Hà Nội Mới

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress. Thậm chí, trong thực tế, con số này còn lớn hơn và ngày càng gia tăng. Tại Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), nếu như cách đây 15-20 năm, trung bình tiếp nhận từ 1 đến 2 bệnh nhân/ngày, thì nay mỗi ngày viện tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân đến khám về các vấn đề rối loạn tâm lý, tâm thần, rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm… liên quan đến stress.

Là một người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường nhưng từ khi xây nhà, số tiền vay mượn quá lớn dẫn đến áp lực kinh tế nên chị Hồ Thị A (38 tuổi ở Hà Nội) rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Lo lắng ngày càng nhiều khiến chị bị mất ngủ triền miên. Không chỉ vậy, chị còn thường xuyên bị đau đầu, luôn cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, vã mồ hôi, tức ngực, dạ dày trào ngược, khó tập trung, giảm trí nhớ… Khi vào Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia khám, chị A được chẩn đoán bị rối loạn lo âu lan tỏa - một dạng rối loạn tâm thần khi bị stress kéo dài.

Bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên quan đến stress (Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia) cho biết, các rối loạn liên quan stress ngày càng gia tăng. Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ, nữ gặp nhiều hơn nam. Nguyên nhân có thể do sức ép công việc, học tập, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội, thiệt hại về kinh tế, mất người thân… Stress được biết đến là “kẻ giết người thầm lặng” và đang dần trở thành một vấn nạn không loại trừ bất kỳ ai.

Thậm chí, có nhiều thanh, thiếu niên đến khám có hành vi tự hủy hoại bản thân như: Dứt mảng tóc, cào xước chân tay... vì căng thẳng học hành. Trong số đó có rất nhiều trẻ là học sinh giỏi, học ở những trường chuyên, lớp chọn.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Dương Minh Tâm, chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến stress được phát hiện tại cơ sở y tế và khoảng 10% bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu được giúp đỡ. Đa phần bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn. Đáng nói, họ đã đi khám các chuyên khoa tim mạch, hô hấp… nhiều lần trước khi đến với chuyên khoa tâm thần.

Hơn nữa, việc dùng không đúng thuốc và phác đồ điều trị không hợp lý khiến bệnh ngày càng nặng thêm. Không ít trường hợp còn tự điều trị bằng rượu, ma túy, chất kích thích hay lạm dụng thuốc ngủ dẫn đến bị nghiện.

Bác sĩ Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết: Người dân vẫn chưa hiểu đúng về sức khỏe tâm thần, thường đánh đồng tất cả là điên, là phải gào thét hay đi lang thang ngoài đường mà không biết có nhiều rối loạn diễn biến âm thầm khác như trầm cảm, mất ngủ, lo âu... Thực tế, các yếu tố gây stress, nếu kéo dài dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, chiếm đến 35% trong các trường hợp bị rối loạn tâm thần. Có những trường hợp do stress kéo dài còn dẫn đến ý định và hành vi tự sát...

-> Gia tăng bệnh nhân mắc cúm A/H1N1

Video: Hai bé mẫu giáo "selfie" bằng dép

Phương Vũ (T/h)  
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Cách chữa viêm phế quản bằng đông y, mẹo dân gian
Nhận biết nấm kim châm tẩm chất độc formaldehyde nhờ 5 dấu hiệu điển hình
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen nhiều người mắc phải
Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?
Mẹ bầu mắc sởi nguy hiểm thế nào, có lây cho thai nhi không?
Tế bào gốc: “Công tắc” bật lại tuổi xuân bạn chưa từng thử?
Bà bầu 8 tháng thoát chết nhờ... ChatGPT
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Xem thêm