Thứ sáu, 26/04/2024 16:51
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 14/04/2024 07:37

Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh

Thời tiết nắng nóng mùa hè khiến da đổ nhiều mồ hồi, tích tụ bụi bẩn gây khó chịu và là cơ hội cho các loại bệnh về da phát triển....

Các về da thường gặp trong mùa hè.

Theo các bác sĩ Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bệnh về da tuy không nghiêm trọng nhưng gây kích ứng, khó chịu cho người mắc. Dưới đây là các bệnh về da thường gặp trong mùa hè mà mọi người cần lưu ý.

- Nấm da: Vào mùa hè, tỷ lệ người mắc bệnh nấm da cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nấm thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt hoặc có nhiều mồ hôi như bàn chân, bẹn và các nếp gấp của da.

Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa. Các bệnh nấm da thường gặp là: lang ben, hắc lào, nấm kẽ chân, nấm da đầu, nấm móng… Bệnh nấm da thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm tiếp xúc với nấm trên quần áo hoặc các vật dụng khác; tiếp xúc với người hoặc động vật bị nấm.

Nam-da01

Tỷ lệ người mắc bệnh nấm da có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong mùa hè.

- Cháy nắng: Cháy nắng là một bệnh ngoài da mùa hè, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư da. Bạn nên bảo vệ da khỏi các tia có hại quanh năm, đặc biệt là trong những ngày nắng gắt mùa hè.

Khi ra ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng phổ rộng SPF 30 hoặc cao hơn và che chắn khi có thể như: đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo dài tay và quần dài…..

- Rôm sảy: Rôm sảy là bệnh lành tính có thể không cần điều trị và thường gặp ở trẻ nhỏ. Rôm sảy thường mọc thành đám hoặc mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán… đôi khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn, thậm chí toàn thân. Biểu hiện là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn.

- Phát ban nhiệt: Phát ban nhiệt là tình trạng tổn thương da khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, làm bít lỗ chân lông quá nhiều khiến mồ hôi không thoát ra được.

Phát ban nhiệt dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh do có lỗ chân lông nhỏ hơn người lớn. Bạn có thể ngăn ngừa những nốt mẩn ngứa nhỏ này bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, giữ cho da khô và thoáng mát nhất có thể.

Nam-da03

Mùa hè thời tiết nắng nóng khiến nhiều người bị mụn nhọt.

- Mụn nhọt: Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang – lông do tụ cầu vàng. Nhọt có thể xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng quanh mũi miệng.

Nhọt mọc ở vùng này dân gian thường gọi là đinh râu, là nhiễm tụ cầu ác tính vùng mặt, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang rất nguy hiểm.

- Viêm nang lông: Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng ở nang lông do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm,… Biểu hiện của viêm nang lông thường là các sẩn, mụn mủ, vảy tiết ở cổ nang lông, ngứa tại vùng da bị viêm, sau đó vùng da viêm sần sùi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn vào bên trong, gây ngứa ở vùng nang lông.

- Viêm da do cơ địa: Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ quá cao dễ làm cơ thể rối loạn điều nhiệt, rối loạn tuần hoàn. Đây môi trường thuận lợi để viêm da cơ địa phát triển.

Một trong những đặc tính của bệnh này là ngứa, càng nóng càng ngứa. Nhiều người bệnh không chịu được gãi mạnh dễ gây sứt da, lở loét, nhiễm trùng, làm cho bệnh càng nặng thêm.

Nam-da034jpg

Viêm da do cơ địa thường gây ngứa và vô cùng khó chịu cho người bệnh.

Cách phòng tránh các bệnh về da trong mùa hè

Theo các chuyên gia, việc chủ động phòng ngừa có vai trò rất quan trọng. Để phòng tránh các bệnh về da, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm.

- Mặc quần áo sạch, chất liệu thoáng, thấm hút mồ hôi.

- Lau sạch các bề mặt dùng chung như thiết bị tập thể dục hoặc thảm.

- Uống nhiều nước để giúp tuyến mồ hôi cũng như thận đào thải các chất độc tốt hơn.

- Nên ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc xà phòng tắm không gây bít tắc lỗ chân lông, không chất tẩy.- Tránh căng thẳng và lo lắng.

- Bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với da ít nhất hai lần một ngày.

Khi nghi ngờ mắc bệnh về da, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết rõ mắc bệnh gì, tình trạng bệnh như thế nào để có chỉ định điều trị thích hợp cho từng người.

Nam Anh  
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Xem thêm