Thứ hai, 17/03/2025 10:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 20/04/2017 10:34

Cảnh báo bệnh ho gà đang diễn biến phức tạp

Đa số trường hợp trẻ mắc ho gà và tử vong đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Từ đầu năm 2017 đến nay, số trẻ mắc ho gà liên tục gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói, đã ghi nhận một số ca tử vong sau khi được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Được biết, đa số trường hợp trẻ mắc ho gà và tử vong đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Nhiều trẻ mắc ho gà có biến chứng nặng nhập viện

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), những tháng đầu năm 2017, do điều kiện thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm cao nên các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có bệnh ho gà, số trường hợp mắc tập trung chủ yếu lứa tuổi nhỏ từ 2 đến 3 tháng tuổi do chưa được tiêm chủng.

canh-bao-benh-ho-ga-dang-dien-bien-phuc-tap-giadinhonline.vn 1

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, số trẻ mắc ho gà nhập viện liên tục gia tăng trong những tháng đầu năm 2017, đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất trên 50 trường hợp trẻ mắc và 5 trường hợp trẻ tử vong được điều trị tại khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), đáng nói là số trẻ mắc ho gà phải nhập viện điều trị đều ở trong tình trạng có biến chứng nặng, có những trẻ phải thở máy.

Chị Nguyễn Thị Thu (Gia Lộc – Hải Dương) đang chăm con được hơn 3 tháng tuổi cho biết, hai mẹ con vào viện đã được 15 ngày, hiện bệnh ho gà đã thuyên giảm nhưng do biến chứng viêm phổi nên chưa thể ra viện ngay.

Theo chị Thu, trước khi đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, gia đình không hề biết cháu mắc bệnh ho gà, chỉ đến khi cháu ho rũ rượi, tím tái mặt mày thì mới vội vàng đưa lên Hà Nội cấp cứu. Được biết, tính đến thời điểm hiện tại con chị Thu vẫn chưa tiêm phòng mũi vắc xin “5 trong 1” nào.

Nặng hơn con chị Thu, cháu N. (4 tháng tuổi, ở Hà Nội), đang phải nằm điều trị trong phòng cách ly do biến chứng viêm phổi nặng. Mẹ bệnh nhi cho biết, lúc đầu cháu chỉ ho vài tiếng đứt quãng, gia đình nghĩ cháu chỉ bị viêm họng thông thường nhưng càng ngày cơn ho càng dai dẳng, trẻ tím tái. Khi gia đình đưa bé đến viện thì đã viêm phổi nặng do biến chứng của bệnh ho gà.

Hay như mẹ cháu D. (ở Hải Phòng) cho biết, thời gian trước cháu xuất hiện từng cơn ho rũ rượi, tiếng thở rít, sau cơn ho xuất hiện tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở. Khám tại bệnh viện tư nhân cháu được chẩn đoán viêm phế quản phổi và điều trị hơn 1 tuần. Tuy nhiên, do bệnh tình không thuyên giảm, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau thăm khám và chụp X quang phổi, các bác sĩ nhận thấy cháu có bội nhiễm viêm phế quản, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, xét nghiệm dịch mũi họng cho kết quả dương tính với trực khuẩn ho gà. Gia đình cho biết, cháu D. chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh này.

Cũng chung tình trạng với Bệnh viện Nhi Trung ương, tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, tính đến thời điểm giữa tháng 3/2017, bệnh viện đã tiếp nhận và khám chữa bệnh cho 10 trường hợp trẻ mắc bệnh ho gà. Các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi, trước tuổi có chỉ định tiêm chủng (theo lịch tiêm chủng, trẻ tiêm vắc xin ho gà mũi 1 lúc đủ 2 tháng tuổi). Đây là bệnh gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tử vong cao với các trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Số mắc ho gà ghi nhận ở các trẻ nhỏ sau sinh có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Ngày 06/3/2017, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh có tiếp nhận bệnh nhi 36 ngày tuổi mắc ho gà, vừa vào Bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, diễn biến nặng, nhiễm độc, nguy cơ tử vong rất cao.

Đến ngày 09/3/2017, sau 3 ngày điều trị bé vẫn phải lọc máu và sử dụng máy trao đổi ô xy qua màng ngoài cơ thể. Theo lời người nhà, ngày 02/3/2017, bé xuất hiện các triệu chứng như ho nhẹ, kèm theo khó thở nhưng vài ngày sau xuất hiện những cơn ho kéo dài, kèm theo tím tái cơ thể và được chuyển Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh theo dõi và điều trị.

Cách tốt nhất để phòng bệnh ho gà là tiêm chủng

canh-bao-benh-ho-ga-dang-dien-bien-phuc-tap-giadinhonline.vn 2

Một bệnh nhi mắc ho ga biến chứng nặng phải thở máy

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh ho gà, chia sẻ với phóng viên TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định: “Cách tốt nhất để dự phòng ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên và người lớn là tiêm chủng”.

Theo đó, lịch tiêm phòng vắc-xin DTP hoặc Quinvaxem phòng bệnh ho gà được thực hiện như sau: Mũi thứ 1 khi trẻ 2 tháng tuổi và các mũi thứ 2, 3 cách mũi trước 1 tháng. Mũi thứ 4 là khi trẻ 18 tháng tuổi và nên nhắc lại mũi 5 lúc 17-18 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nhiều trẻ bị ho gà chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi, thậm chí có trẻ còn chưa đến tuổi tiêm phòng. Cũng chính vì vậy, khi bà mẹ mang thai trên 20 tuần nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vắc-xin phòng bệnh trước khi trẻ chào đời để có hệ miễn dịch cho các bé từ sớm.

Ngoài ra, để phòng bệnh ho gà, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Cần đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ.

Khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ bị biến chứng.

Đối với những trẻ mắc bệnh ho gà TS Lâm, cho biết các phụ huynh rất hay nhầm lẫn với những căn bệnh khác, bởi những dấu hiệu ban đầu không điển hình. Thông thường, biểu hiện lâm sàng khi trẻ mắc ho gà sẽ trải qua ba giai đoạn.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu trứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Ở giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp), bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp. Cũng chính những con ho dài dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh ho gà sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. TS Lâm cho biết, bệnh ho gà thường có những biến chứng sau:

Viêm phổi nặng: là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.

Viêm não: là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao. Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật.

Biến chứng cơ học: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.

Biến chứng khác: Xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác. Do vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

→ 10 loại bệnh nguy hiểm thường gặp vào mùa hè

Lê Phương/ Gia Đình Việt Nam

Tags:
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Suy hô hấp, tổn thương phổi nguy kịch do biến chứng cúm A
Đau đầu, buồn nôn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm khuẩn não mô cầu nguy hiểm
Xem thêm