Thứ hai, 20/05/2024 14:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 20/12/2018 16:24

Cần Thơ thay đổi thế nào sau 15 năm lên thành phố trực thuộc Trung ương?

Sau 15 năm được công nhận là TP trực thuộc trung ương, Cần Thơ đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật và từng bước phát triển trên mọi lĩnh vực.

Nhìn lại 15 năm qua kể từ khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương, ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: “Địa phương đã nỗ lực không ngừng bằng cách thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng chất hoạt động chính quyền và nâng tầm cán bộ lạnh đạo. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức chỉ 8,3 triệu đồng nay lên đến gần 81 triệu đồng và là địa phương duy nhất ở đồng bằng có “của ăn, của để”.

Gian hang cua Lien Minh HTX Kim Khanh

Ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ (áo trắng) thăm quan gian hàng của Liên minh HTX tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2018. Ảnh: Kim Khanh

Xác định Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL, có những lợi thế về mặt chính trị, kinh tế nên năm 2003, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính hiện hữu và quyết định thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương. Tiếp theo đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một điểm nhấn quan trọng nữa đó là Chính phủ quyết định công nhận Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc trung ương vào năm 2009. Những “bản lề” cơ bản và chắc chắn này đã giúp mở toang cánh cửa để Cần Thơ vươn vai đi lên như hiện nay.

20161026_202759

Nhờ vào tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 15 năm qua đạt trên 430 ngàn tỉ đồng nên diện mạo TP Cần Thơ nay đã thay da đổi thịt rất nhiều. Ảnh: Hồng Thắm

Đầu tiên có thể nói đến ngành sản xuất kinh doanh, lĩnh vực này phát triển không ngừng, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, GDP giai đoạn 2004-2014 tăng bình quân 14,15%/năm; GRDP theo cách tính mới từ 2015-2018 tăng 7,56%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực nông nghiệp – thủy sản chỉ còn chiếm 8,20%, dịch chiếm gần 60% và công nghiệp – xây dựng chiếm gần 33%. Nhờ thay đổi cơ cấu và chuyển dịch nhanh, bền vững như vậy mà thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 8 lần so với trước và tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,55%.

Chủ tịch Võ Thành Thống cho biết, diện mạo Cần Thơ nay đã thay đổi rất nhiều, các địa phương đã thay da đổi thịt nhờ vào tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 15 năm qua đạt trên 430 ngàn tỉ đồng, tăng đều đặn 20,6%/năm. Nhiều công trình giao thông quan trọng được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng đã mang tính tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực mới cho Cần Thơ phát triển như cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, sân bay quốc tế Cần Thơ, tuyến đường Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Nam Sông Hậu, quốc lộ 61B, QL80... và sắp tới là hoàn thành cầu Vàm Cống, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các cầu trên quốc lộ 80...

20161224_090237

Môi trường đầu tư được cải thiện mạnh mẽ, huy động tối đa các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển, đến nay TP có hơn 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Ảnh: Hồng Thắm

Bên cạnh đó, hàng loạt công trình ở lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng được đầu tư mới, xứng tầm khu vực là Bệnh viện Nhi đồng cấp khu vực; đầu tư trụ sở mới, trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa thành phố; nâng cấp, xây dựng hàng trăm trường học; hình thành Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc... Các khu đô thị được cải tạo, chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng khung góp phần tạo động lực thu hút đầu tư một số khu chức năng đặc thù, như khu phức hợp cao tầng và nhà phố thương mại Vincom Shophouse, khách sạn 5 sao Mường Thanh, khách sạn Ninh Kiều...

20160617_085838

Quốc lộ 61C được đưa vào sử dụng đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa TP Cần Thơ và Hậu Giang, trở thành tuyến đường chính để thúc đẩy sự phát triển giao thương giữa hai địa phương. Ảnh: Hồng Thắm

Nhờ cải thiện mạnh mẽ mà thời điểm này môi trường đầu tư, nhất là đầu tư ngoài ngân sách phát huy tối đa nguồn lực, với 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động; 443 dự án đang triển khai, hoạt động với tổng vống đăng ký trên 86 ngàn tỉ đồng. Mới đây, Cần Thơ đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mời gọi được 24 dự án với số vốn gần 83 tỉ đồng/123 tỉ đồng của tất cả 54 dự án kêu gọi đầu tư. Những thành quả trên đã góp phần rất lớn vào công tác an sinh xã hội, chất lượng giáo dục được nâng lên, sức khỏe nhân dân từng bước được chăm sóc tốt hơn, mọi đối tượng chính sách, hộ nghèo đều được quan tâm, chăm sóc.

Để đạt được những bước phát triển trên, Chủ tịch Võ Thành Thống nhìn nhận do từng cấp ngành, từng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên toàn thành phố đã luôn chủ động, đổi mới cách nghiên cứu, xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch và đề án cụ thể, có tính khả thi, có những bước đi và lộ trình phù hợp để xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Lãnh đạo kiên quyết trong điều hành, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, từ đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; phát huy đúng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Mặc dù có những thuận lợi nhưng bên cạnh đó Cần Thơ cũng gặp không ít khó khăn. Đó là tốc độ phát triển kinh tế tăng nhưng chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Xây dựng nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó khăn, chưa gắn kết được chuỗi giá trị cho nông sản. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước đến đầu tư, họ dừng lại ở khâu thăm dò, tìm hiểu thị trường. Các công trình mang tầm quốc gia và quốc tế còn hạn chế, chưa có dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tính liên kết hạ tầng giao thông, thương mại, dịch vụ, sản xuất... giữa các địa phương, các nhà sản xuất, cung ứng chưa đồng bộ, gắn chặt, còn lỏng lẻo, từ đó chưa phát huy hết “công lực” để tạo ra những cú “huých” mạnh cho sự phát triển.

Từ những thực tế và thực trạng trong 15 năm qua, để đưa Cần Thơ phát triển hơn nữa trong ít nhất 5-7 năm nữa, Thủ phủ miền Tây này cần phải phát huy đồng bộ các yếu tố tiềm năng, lợi thế và huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện, lợi thế của thành phố; cải thiện môi trường thu hút đầu tư; nâng cao qui mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đặc biệt là bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố sáng – xanh – sạch – đẹp – thoáng, gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Theo ông Võ Thành Thống, đến năm 2020, Cần Thơ phấn đấu đãm bảo chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người đạt 96,9 triệu đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 11 tỉ USD; tổng vốn đầu tư trên địa bàn từ 280-300 ngàn tỉ đồng. Tỉ lệ hộ nghèo cố gắng giảm xuống còn 1%.

Video: Cần Thơ - Đô thị sông nước đáng sống

Hồng Thắm - Phương Nguyên  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm