Thứ hai, 23/12/2024 19:30     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 23/12/2024 19:30

Cần làm gì nếu bị đau trong "chuyện ấy"?

Một số phụ nữ không cảm nhận được khoái cảm của "cuộc yêu" vì họ cảm thấy đau mỗi khi gần gũi. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nếu bị đau khi quan hệ tình dục.

Cả phụ nữ và nam giới đều có thể bị đau khi quan hệ tình dục nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ, trong đó thường gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Có khoảng 75% phụ nữ bị đau khi giao hợp vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Đau khi quan hệ tình dục có bình thường không?

Tình dục nên là trải nghiệm thoải mái và thú vị. Tuy nhiên, có một số phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục lại chấp nhận hoặc cam chịu cuộc sống hôn nhân mà không có sự gần gũi tình dục. Thực tế là nếu bị đau khi quan hệ tình dục, điều đó có nghĩa là có một hoặc nhiều vấn đề đang xảy ra. Tốt nhất là nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có giải pháp giúp chị em tận hưởng được sự tuyệt vời của cặp đôi.

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục

Theo các chuyên gia, một số nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) có thể gây đau khi quan hệ, bao gồm Chlamydia, bệnh lậu và Herpes sinh dục . Nếu thường xuyên đau rát khi quan hệ tình dục và nghi ngờ nhiễm STIs, tốt nhất nên đi khám sớm tại cơ sở y tế có chuyên khoa.

Cũng có những cặp đôi không có đủ màn dạo đầu nên không đủ kích thích dẫn đến khô âm đạo, từ đó gây ra cảm giác đau nhói khi thâm nhập.

Có nhiều nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục. (Ảnh minh họa)

Vulvodynia - một tình trạng mà bạn có thể chưa từng nghe đến, vulvodynia có dấu hiệu đặc trưng bởi cơn đau liên tục ở âm hộ hoặc âm đạo mà không phải là triệu chứng rõ ràng của một tình trạng khác. Cơn đau cũng có thể lan ra mông và đùi. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra vulvodynia và các chuyên gia vẫn chưa rõ chính xác tại sao nó lại xảy ra. Nguyên nhân rất đa dạng và có thể bao gồm chặn dây thần kinh, thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da, thậm chí là vật lý trị liệu.

Sự cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến độ đàn hồi và bôi trơn âm đạo của phụ nữ. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ giảm thường dẫn đến mô âm đạo mỏng và khô, tạo ra ma sát và đau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp sử dụng chất bôi trơn có thể có lợi nhưng nếu cơn đau khi quan hệ tình dục liên quan đến nội tiết tố thì nên được sự tư vấn của bác sĩ.

Một số phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục do các cơn co thắt của các cơ xung quanh âm đạo. Những cơn co thắt này khiến việc quan hệ tình dục thâm nhập trở nên khó khăn hoặc không thể, thậm chí đối với một số người thậm chí không thể sử dụng băng vệ sinh tampon hoặc xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Một số phụ nữ gặp vấn đề này ngay từ lần đầu tiên họ cố gắng quan hệ tình dục, trong khi có những người sau nhiều năm hoạt động tình dục bình thường mới gặp tình trạng này.

Các khối u ở phần phụ như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung có thể gặp ở cả phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Khối u này thường không nguy hiểm song nếu số lượng nhiều, kích thước lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các yếu tố làm giảm ham muốn tình dục hoặc ảnh hưởng đến khả năng hưng phấn của một người cũng có thể gây ra giao hợp đau gồm các yếu tố căng thẳng, có thể dẫn đến thắt chặt các cơ của sàn chậu, sợ hãi, tội lỗi hoặc xấu hổ liên quan đến tình dục.

Nên làm gì nếu bị đau khi quan hệ tình dục?

Đừng chịu đựng trong im lặng vì đây không chỉ đơn giản là khó khăn khi quan hệ tình dục mà lâu dài sẽ ảnh hưởng tâm lý của cặp đôi và gây rạn nứt tình cảm vợ chồng. Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng, loại trừ các vấn đề sức khỏe liên quan và tìm cách điều trị hiệu quả nguyên nhân gây đau.

Có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau khi giao hợp:

- Sử dụng chất bôi trơn hòa tan trong nước.

- Chỉ nên quan hệ tình dục khi bạn và đối tác thực sự thư giãn, thoải mái.

- Tắm nước đủ ấm (không quá nóng) trước khi quan hệ tình dục.

- Chườm một túi đá vào vùng âm hộ để làm dịu cơn đau rát sau khi quan hệ.

Cần làm gì nếu bị đau trong 'chuyện ấy'?- Ảnh 2.
Hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn. (Ảnh minh họa)

Chị em nên trao đổi cởi mở với bạn đời về cơn đau khi giao hợp. Cần thực hành vệ sinh tốt, giữ phần âm hộ, âm đạo luôn sạch sẽ và khô ráo. Ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su trong mỗi lần giao hợp. Nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần.

Các biện pháp thay thế cho quan hệ tình dục có thể hữu ích cho đến khi các bệnh lý liên quan cơ bản được điều trị. Bạn và đối tác có thể sử dụng các kỹ thuật khác để thân mật cho đến khi sự thâm nhập thoải mái hơn. Khuyến khích bôi trơn âm đạo tự nhiên với đủ thời gian cho màn dạo đầu và kích thích phù hợp.

Theo Sức khỏe và Đời sống  
Cần làm gì nếu bị đau trong 'chuyện ấy'?
Mỗi lần gần vợ, tôi lại ám ảnh quá khứ của cô ấy với người cũ
Cách thực hành chánh niệm cải thiện đời sống tình dục
5 tuyệt chiêu 'yêu' trong mùa lạnh
Dấu hiệu nhận biết đàn ông có ham muốn tình dục cao
Màn dạo đầu 20 phút cho cuộc yêu hoàn hảo
Lợi ích của việc quan hệ vợ chồng điều độ
6 điều cấm kỵ sau khi làm 'chuyện ấy'
Giường nguội mà tình vẫn đượm
Việc cần làm sau quan hệ tình dục bị nhiều cặp đôi bỏ qua
Cách giúp phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có đời sống tình dục viên mãn
4 cách cải thiện đời sống tình dục
5 lợi ích sức khỏe khi phụ nữ đạt cực khoái
6 mẹo giúp cặp đôi mới cưới thỏa mãn trong tuần trăng mật
7 điều xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng làm 'chuyện ấy'
Không quan hệ tình dục ảnh hưởng đến sức khỏe?
Giảm ham muốn, nỗi niềm không của riêng ai
5 thời điểm vợ chồng không nên quan hệ
6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng mãn dục ở nam giới
Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới
Xem thêm