Chủ nhật, 24/03/2024 17:06
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
6 năm nay anh Đỗ Văn Đông và vợ đã miệt mài đi tìm "tiếng nói" cho đứa con câm điếc bẩm sinh và nỗ lực đó với anh chị đã có chút an ủi khi hi vọng mới đang mở ra.

Vào tháng 7/2021 khi chia sẻ với Gia đình Việt Nam, anh Đỗ Văn Đông và chị Lê Thị Oanh (thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) ngậm ngùi cho hay, dù anh chị được hạnh phúc làm bố mẹ nhưng lại chưa một lần được nghe cậu con trai Đỗ Bảo Nam (chào đời năm 2015) cất tiếng gọi mẹ cha.

Ngay từ khi lọt lòng cháu Nam đã ốm đau liên tục nên thời gian cháu ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà.

Năm lên 2 tuổi, khi những đứa trẻ khác đã bi bô tập nói thì Nam vẫn không có chút phản ứng gì với ngôn ngữ. Sốt ruột, lo lắng hai vợ chồng anh Đông đưa con đi khám ở bệnh viện tỉnh và được bác sĩ kết luận cháu không có khả năng nghe.

Quá sốc trước kết luận của bác sĩ đưa ra, anh Đông chị Oanh đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội để kiểm tra lại và một lần nữa anh chị nhận tin sét đánh khi bác sĩ kết luận cháu bị câm điếc bẩm sinh.

Chị Oanh tâm sự: "Trong thâm tâm chúng tôi luôn cầu trời cho các bác sỹ đoán nhầm nhưng mọi hi vọng đều bị dập tắt khi bác sĩ khám lại và kết luận một lần nữa là cháu bị câm điếc bẩm sinh".

Để điều trị, bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gắn điện cực ốc tai để giúp cháu có thể nghe được sau đó cho cháu đi học luyện nói. Nhưng tổng chi phí cho phẫu thuật gắn ốc tai rất lớn lên tới khoảng 700 triệu đồng. Số tiền vượt tầm với của gia đình anh chị.

“Số tiền để điều trị cho con quá lớn, vợ chồng tôi chỉ biết ôm nhau khóc nghẹn bởi biết lấy đâu ra tiền để cho con phẫu thuật”, anh Đông chia sẻ.

Cả 2 vợ chồng anh Đông cùng đi làm công ty, số tiền lương ít ỏi hàng tháng chỉ đủ chi trả trong quá trình con ốm nằm viện. Hai bên nội ngoại lại khó khăn, vay mượn nhiều nơi nhưng vẫn không đủ tiền cho con phẫu thuật.

giup-do03-23583498
Đã 6 tuổi nhưng cháu Nam vẫn chưa thể nghe nói được như bạn bè cùng trang lứa

Sau khi biết câu chuyện của anh, Gia đình Việt Nam đã đăng bài viết: "Vợ chồng trẻ 6 năm miệt mài tìm thầy chữa câm điếc cho con".

Câu chuyện của cháu Đỗ Bảo Nam sau khi được lan tỏa đã nhận được nhiều sự đồng cảm, an ủi động viên cũng như hỗ trợ của độc giả.

Anh Đông cho biết: “Nhờ có sự giúp đỡ của Gia đình Việt Nam, cháu Nam và gia đình được nhiều người biết đến và nhận được rất nhiều lời động viên, an ủi của mọi người. Thậm chí có những người gia đình không quen biết cũng gọi điện hỏi han và động viên. Tôi thực sự rất xúc động bởi tình cảm mọi người dành cho gia đình tôi và cháu Nam”.

Anh Đông chia sẻ thêm, gia đình anh đã được các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp ủng hộ số tiền gần 36 triệu đồng (35.892.000 đồng) và càng may mắn hơn khi cháu Nam được PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An cùng Bệnh viện An Việt - Hà Nội tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật, nằm viện cũng như theo sát trong quá trình tập luyện sau này.

“Cháu được chữa trị tôi hạnh phúc lắm, cuối cùng giấc mơ phẫu thuật cho con trai cũng được thực hiện sau 6 năm ròng”, anh Đông xúc động nói.

bao nam
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An tư vấn cho anh Đông và cháu Nam

Vào ngày 20/11/2021, ca phẫu thuật chữa bệnh câm điếc cho cháu Đỗ Bảo Nam chính thức được tiến hành tại Bệnh viện An Việt. Sau nhiều giờ đồng hồ ca phẫu thuật đã thành công. Sau thời gian theo dõi, Bảo Nam được ra viện và chuẩn bị bước vào một chặng đường mới gian nan không kém để cháu hoà nhập với cuộc sống bình thường.

Chia sẻ về trường hợp của cháu Đỗ Bảo Nam, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, hiện là giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết, trường hợp như bé Bảo Nam là can thiệp khá muộn vì thời điểm vàng để cấy ốc tai cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện nên bé Bảo Nam rất may mắn khi có mạnh thường quân và bệnh viện tài trợ.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, nếu trước đây các trẻ bị điếc sẽ bị câm không có giải pháp nào xử lý thì giờ với sự phát triển của y học, phương pháp cấy ốc tai điện tử chính là điều kỳ diệu giúp trẻ hoà nhập với cuộc sống hay những người bị điếc đột ngột có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Sau 3 tuần phẫu thuật, hệ thống ốc tai điện tử sẽ được bật kích hoạt và hiệu chỉnh tìm ra ngưỡng âm thanh nhỏ nhất có thể nghe thấy và ngưỡng âm thanh lớn nhất mà người cấy ghép nghe thấy mà hoàn toàn không thấy khó chịu. Với chiếc điện cực ốc tai này bệnh nhân nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau. Sau đó, qua quá trình huấn luyện, họ sẽ nghe, nói gần như người bình thường.

bao nam 2

Trao đổi với Gia đình Việt Nam sau khi ca phẫu thuật thành công, anh Đông vẫn không giấu nổi niềm vui và xúc động: “Đến giờ, tôi vẫn không tin gia đình mình lại may mắn đến vậy. Cơ hội để con tôi được nói, được nghe sắp thành hiện thực rồi".

"Vợ chồng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Gia đình Việt Nam, Bệnh viện An Việt và tất cả những tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ gia đình thời gian qua. Tôi hy vọng, những trường hợp như gia đình tôi và những mảnh đời bất hạnh khác cũng sẽ được may mắn giúp đỡ”, anh Đông nghẹn ngào nói.

--> Vợ chồng trẻ khao khát một lần nghe tiếng gọi của con

Thúy Ngà  
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
Cho trẻ vận động bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khoẻ?
Không phải tiền bạc, đây mới là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình
Dấu hiệu ung thư thực quản nhiều người lầm tưởng viêm họng
Thói quen buổi sáng của tỷ phú thế giới
Rưng rưng đám cưới trên giường cấp cứu bệnh viện
Vì sao không nên ăn chuối vào buổi sáng?
Nặng trĩu mùa cá cơm Quỳnh Lập
Vì sao một số người trở mình liên tục, không thể nằm yên khi ngủ?
Ăn sáng lúc mấy giờ để tốt cho sức khỏe?
Chữa đau bụng giun sán, bất ngờ phát hiện chửa ngoài tử cung
Người đàn ông ở Hà Nội có 4 quả thận
Xem thêm