Cách sử dụng thiết bị điện gia đình an toàn, chống cháy nổ
Nếu không biết cách sử dụng thiết bị điện an toàn sẽ dễ dẫn đến các sự cố đáng tiếc bởi một chút sơ ý hay bất cẩn đều có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Ảnh minh họa
Các thiết bị điện trong gia đình có nguy cơ gây cháy nổ cao
- Các loại thiết bị điện gia dụng có khả năng gây cháy cao là bàn ủi, bếp điện, lò nướng điện, nồi cơm điện, ấm điện, máy sấy,... Nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị này là đều sử dụng dây đốt - điện trở để làm nóng nên nguy cơ gây cháy rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật.

Ảnh minh họa
- Dây dẫn trong các thiết bị này có vỏ bọc bằng nhựa nếu kém chất lượng sẽ dễ bị giòn, nứt hoặc bị chảy gây chạm chập điện dẫn đến cháy.
- Dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện.
- Do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện.
- Các thiết bị điện có công suất lớn nếu cắm vào các ổ điện hoặc các đầu cắm nối có chất lượng kém hoặc không đủ công suất sẽ dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy làm chạm chập gây cháy.
3 lưu ý khi sử dụng điện
Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ
Đầu tiên là lắp đặt thiết bị đóng cắt như cầu dao. Lưu ý là phải lắp đặt trên dây pha, nếu bạn có thể lắp đặt thiết bị điện đóng cắt bảo vệ ở cả 2 dây pha và trung tính thì càng tốt.
Để đảm bảo cho các đồ dùng điện trong nhà được bền và an toàn khi sử dụng, cần sử dụng một thiết bị ngắt điện. Nếu sử dụng các loại máy móc lớn, tốn nhiều điện thì nên dùng một cầu dao hoặc aptomat riêng cho máy móc đó. Loại thiết bị này dùng để bảo vệ toàn bộ hệ thống lưới điện trong phạm vi gia đình gọi là cầu dao hay aptomat tổng.
Dựa theo số điện năng tiêu thụ của nhà bạn mà lắp đặt thiết bị phù hợp. Đồng thời cần bố trí thiết bị đóng cắt vào hộp gỗ hoặc phần nào che kín những phần dẫn.Nếu có điều kiện bạn nên đầu tư thiết bị có chất lượng tốt, có khả năng chống rò rỉ điện, chống nước tốt. lắp đặt thiết bị điện an toàn. Sử dụng các phích cắm điện chất lượng để an toàn hơn.

Ảnh minh họa
Vị trí phù hợp lắp đặt thiết bị
Thiết bị điện đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi và các vật nuôi trong nhà, vì vậy vị trí bạn lắp đặt nên đặt ở nơi cao, vừa tầm tay người lớn sử dụng.
Tránh xa những nơi dễ dàng tiếp xúc với nước
Không đặt ở vị trí thấp, gần sàn nhà vì trẻ em dễ thò tay vào gây nguy hiểm đến tính mạng. lắp đặt ổ cắm ở vị trí thích hợp Lắp đặt ổ cắm điện ở vị trí cao để tránh trẻ em thò tay vào. Đối với các thiết bị dùng điện trong nhà có vỏ là kim loại như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện…. nên nối đất vỏ kim loại của các vật dụng này.
Treo biển cảnh báo tại cầu dao, thiết bị ngắt điện để không ai được chạm vào, và bạn chỉ nên bắt tay vào sửa chữa điện khi đảm bảo tất cả các mạch điện đều bị ngắt điện hoàn toàn.

Ảnh minh họa
Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
Kiểm tra thường xuyên nơi có điện
Thường xuyên kiểm tra đường dây: thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà.
Khi bạn không có nhu cầu sử dụng các thiết bị điện hãy rút hết các phích cắm ra khỏi ổ điện, tránh gây cháy nổ hay chập điện.
Hãy chú ý đến những vị trí dây điện có đồ vật đè, xem dây điện có bị đứt hay tróc lớp nhựa cách điện bên ngoài không? Nếu có chỉ cần bạn dùng băng keo đen, quấn tròn nhiều lớp tại vị trí đó là được.
Đối với những thiết bị đã bị hư hỏng đừng tiếc hãy thay mới ngay.
Khi xuất hiện mưa bão, dông tố
Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ sét xuất hiện nhiều nhất do nằm ở tâm dông châu Á – một trong 3 tâm dông của thế giới có cường độ dông sét hoạt động mạnh.
Nhất là trong những năm gần đây, trước sự biến đổi của khí hậu, dông sét ngày càng nhiều hơn. Ước tính mỗi năm Việt Nam bị 2 triệu cú sét đánh.
Khi có sấm sét, nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện hoặc nên rút phích cắm các thiết bị: Ti vi, máy tính, … và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.
Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện ngay lập tức bạn nhé.
Khi sửa chữa điện trong nhà
Để an toàn khi sửa chữa điện nên ngắt các thiết bị đóng cắt điện như cầu dao, cầu chì lại.
Để cảnh báo cho người khác là đang sửa điện, bạn nên treo tờ giấy có nội dung đang sửa chữa tại vị trí cầu dao tổng, để cảnh báo người khác biết.
Khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay như máy khoan, máy mài
Khi dùng máy khoan tường, hay các loại máy cầm tay khác, nên mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

Ảnh minh họa
Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt
Không nên chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.
Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm rút phích cắm điện.
Sàn nhà ẩm ướt muốn đụng đến các thiết bị điện phải đứng trên vật cách điện như ghế gỗ, ghế nhựa.
Khi chưa cắt nguồn điện
Khi chưa cúp cầu dao thì bạn không được chạm vào:
Ổ cắm điện.
Những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).
Cầu dao, cầu chì không có nắp che.
-> Cảnh báo cháy nổ từ thiết bị sưởi ấm, sinh nhiệt trong mùa đông