Thứ hai, 31/03/2025 05:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 08/07/2014 14:07

Cách phòng ngừa bệnh sởi cha mẹ cần biết

Cha mẹ cần biết một số phương pháp phòng ngừa bệnh sởi để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Hỏi:

Hiện nay bệnh sởi đang gia tăng, vợ chồng tôi làm những ngành nghề tiếp xúc với nhiều người mà nhà lại nhiều con nhỏ. Vậy chúng tôi có thể phòng ngừa bằng những biện pháp nào cho các cháu?

Phạm Đông Giang

Trả lời:

Để trả lời cho câu hỏi phòng ngừa bệnh sởi trong điều kiện đặc thù cho gia đình anh, tôi xin khái quát một chút về bệnh sởi để anh hiểu rõ hơn cách phòng ngừa:

Sởi là một bệnh do virus, nó có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, và để lại nhiều biến chứng nặng nhất là cho trẻ em. Bệnh dễ tạo dịch trong tập thể, có quanh năm nhưng gia tăng trong khi giao mùa. Bệnh thường gặp ở trẻ 2-6 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít bị nếu có bú mẹ.

Dựa trên những đặc điểm trên, tôi tạm chia kế hoạch phòng ngừa trong gia đình anh gồm 3 phần:

1. Phòng ngừa cho người lớn trong gia đình đối với bên ngoài

Cần hạn chế tiếp xúc với người đang hoặc nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, sổ mũi nhiều, đỏ mắt, phát ban.

Cần chích ngừa cho những người đang trong ổ dịch, tiếp xúc nguồn lây.

2. Phòng ngừa cho người lớn trong nhà đối với trẻ sơ sinh

Cách ly ngay những người có biểu hiện sốt, phát ban.

Cần vệ sinh kỹ trước khi tiếp xúc trẻ sơ sinh: thay áo quần đã dùng rửa tay, tắm rửa cẩn thận khi công việc ở ngoài về.

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh

Dinh dưỡng cho trẻ: cố gắng bú mẹ hoàn toàn tối thiểu đến sau 6 tháng.

Cần tuân thủ tiêm chủng theo chương trình quốc gia, riêng sởi chích 2 mủi lúc 9 tháng và 6 tuổi.

Vệ sinh cho trẻ: tắm rửa, rơ miệng hàng ngày, chú ý giử ấm nhưng cũng đừng ủ bé quá mức, giữ thông thoáng trong phòng, tránh gió lùa, máy lạnh.

Khi trẻ có biểu hiện bệnh lý: sốt, nổi ban đỏ…cần cho trẻ khám ngay không được trì hoãn.

Sởi tuy là bệnh dễ lây nhưng có tính miễn dịch bền vững và dễ phòng ngừa nếu anh tiêm chủng đầy đủ. Chúc các cháu của anh luôn mạnh khỏe!

BS.Tống Thanh Sơn - Khoa Trẻ Em Lành Mạnh, BV Nhi Đồng 2

Tags:
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong đợt 'rét nàng Bân' cha mẹ cần lưu ý
Vincos tham gia Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Brazil: Cơ hội kết nối hợp tác quốc tế
'Bắc Bling' cán mốc 100 triệu view, Hòa Minzy thu được bao nhiêu tỷ đồng?
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Đọ độ giàu có, nóng bỏng của 3 tình cũ VirusS
Cúng Tết Hàn thực 2025 có 5 điều phải biết để lễ thành kính
MSD đồng hành cùng Bộ Y tế khởi động chiến dịch “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”
Có gì trong Bảo tàng đạo Mẫu rộng 5.500m2 của “Vua hài đất Bắc” Xuân Hinh ở Sóc Sơn?
Mưa rét ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?
Người cao tuổi tránh được Alzheimer nhờ duy trì 6 thói quen
Động đất có bao nhiêu cấp độ, được tính như thế nào?
Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng: Những xúc cảm chạm tới trái tim
Xe chở học sinh tiểu học lật trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
'Em bé Thiên niên kỷ' đột tử ở tuổi 25: Bác sĩ nhắn nhủ người trẻ cần làm ngay 3 điều
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 29/3/2025
BIDV tài trợ vốn và bảo lãnh dự án Eurowindow Sport Garden
GSM và Samco hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xe buýt điện tại TP.HCM
Người mới tập gym có nên thuê PT riêng không?
Vì sao động đất gây đổ nhà, làm gì để được an toàn?
Xem thêm