Chủ nhật, 16/03/2025 11:47     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 21/01/2025 14:51

Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo đơn giản lại đẹp

Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo đơn giản lại đẹp qua vài bước ai cũng có thể làm để có cá chép khỏe mạnh lại đẹp cho mâm cúng thêm ý nghĩa.

Hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp để tiễn Táo quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng chuyện của năm qua. Ngoài việc chuẩn bị chu toàn mâm lễ, cá chép đỏ là vật lễ không thể thiếu để tiễn các vị thần lên chầu trời.

Cá chép là lễ vật không thể thiếu khi cúng ông Công ông Táo (Ảnh minh họa)

Mẹo chọn cá chép cúng ông Công ông Táo

Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy. Để thử độ khỏe mạnh của cá có thể chạm nhẹ vào mặt nước chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh. Cá chép khi mua về nhà phải để trong một chiếc bát sạch, dùng nước sạch đổ vào.

Về số lượng, nhiều gia chủ có quan niệm sai lầm rằng càng cúng nhiều cá chép càng tốt hay chỉ nên mua 1 cặp cá. Tuy nhiên, cúng Táo quân tức cúng ba vị thần gồm thần Đất, thần Nhà và thần Bếp nên cần 3 con chép đỏ là đủ.

Thả cá chép sau khi cúng như thế nào cho đúng?

Theo quan niệm dân gian, cá chép nên thả vào giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân cưỡi cá lên chầu trời.

Tuy nhiên, ngày 23 tháng Chạp có khi rơi đúng ngày các gia đình phải đi làm, không chuẩn bị được thời gian để cúng đúng giờ Ngọ. Vì thế, không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, không được làm lễ sau giờ này.

Ảnh: Tri thức trẻ

Khi thả cá, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc bạn đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn. Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống làm cá có thể không sống được. Sau khi thả cá xong nên lưu lại xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt chưa bơi đi.

Thùy Dương  
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Đặt sofa phòng khách thế nào để hợp phong thủy?
Rước họa vào nhà khi đặt gương ở 6 vị trí đại kỵ
Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất?
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Gia đình hạnh phúc nhờ... chuyển đổi số
Tết Việt vẹn tròn sắc vị nhờ 5 món ăn nhà nào cũng làm
Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?
Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ, không bị 'tán lộc'?
Hương mùi già – Vẻ đẹp thanh tao và những giá trị bền vững trong Tết Việt
Vì sao đầu giường dựa vào 2 bức tường cả nhà sẽ ốm đau?
Đón năm mới bình an nhờ kiêng 8 điều trong dịp Tết
3 kiểu người đi chúc Tết dễ mang may mắn cho gia chủ
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo đơn giản lại đẹp
Giàu hay nghèo giao thừa vẫn phải tránh bỏ trống 5 điều để năm mới đổi đời
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không?
7 vật không nên cất trong bếp để năm mới rước Thần tài
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Xem thêm