Thứ sáu, 25/10/2024 16:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 22/08/2024 08:40

Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân như thế nào?

Ở một số quốc gia, lựa chọn sống một mình có thể đồng nghĩa với việc phải chấp nhận trả một cái giá cao hơn so với khi kết hôn hay còn được gọi là "thuế độc thân".

Xu hướng sống độc thân gia tăng dẫn đến độ tuổi kết hôn tăng cùng với tỉ lệ sinh thấp đang được xem là vấn đề khẩn cấp. Nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách như tăng mức hỗ trợ thai sản, khuyến khích sinh con... nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.

Trước tình trạng này, một số quốc gia thậm chí phải áp dụng những quy định "mạnh tay" hơn đối với những người không kết hôn. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của thuế độc thân (singles tax) hay còn được gọi là hình phạt độc thân (single penalty).

Ảnh minh họa

Thuế độc thân là gì?

Euro News giải thích thuế độc thân đơn giản dùng để chỉ tất cả chi phí phát sinh mà những người không kết hôn hay sinh con phải đối mặt. Còn Forbes định nghĩa thuế độc thân nói chung ám chỉ "gánh nặng tài chính mà những người độc thân phải gánh chịu, trái ngược với những người ở trong mối quan hệ hoặc đã kết hôn".

Thuế độc thân có thể ám chỉ là bất cứ điều gì từ lợi thế về thuế cho những người đã kết hôn đến cơ hội chia sẻ chi phí như tiền thuê nhà, tiền tạp hóa, tiền trả góp xe hơi, đăng ký kỹ thuật số, khách sạn… Điều này cũng khiến những người hiện đang trong mối quan hệ không hạnh phúc hoặc không lành mạnh phải suy nghĩ kỹ trước khi chia tay, vì họ có thể không tự tin vào khả năng tự nuôi sống bản thân.

Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân

Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành đánh thuế độc thân và coi đó như một biện pháp thúc đẩy các cặp đôi kết hôn nhằm giải quyết tình trạng hôn nhân và sinh con vốn đang nan giải tại nhiều quốc gia.

Thuế độc thân ở Mỹ

Theo dữ liệu của Công ty bất động sản toàn cầu Zillow cho biết những người sống một mình tại Mỹ đang phải đối mặt với khoản thuế độc thân khổng lồ lên tới hàng nghìn USD mỗi năm.

Được biết hầu hết các khu vực trên toàn nước Mỹ đều yêu cầu nhóm người sống một mình phải trả thêm thuế so với các cặp vợ chồng ở cùng địa điểm. Quy mô thuế độc thân sẽ dao động tùy thuộc vào nơi cư trú, song nhìn chung đều rất cao.

Tại thành phố New York, mức thu thuế với những người độc thân hàng năm là 20.100 USD khi họ thuê căn hộ một phòng ngủ, tiếp đó là San Francisco với mức thu thuế những người độc thân là 13.438 USD, tiếp theo là San Jose (11.967 USD), Washington (11.452 USD), Boston (11.399 USD).

Trên toàn quốc, những người độc thân phải trả thuế cá nhân bình quân khoảng 7.000 USD/năm để sống một mình trong căn hộ một phòng ngủ.

Nếu muốn sống ở đô thị với chi phí rẻ hơn, họ buộc phải chọn Detroit và Cleveland vì thuế độc thân tại đây tương đối thấp, khoảng hơn 4.000 USD.

Ảnh minh họa

Không chỉ chi phí nhà ở, những chi phí khác như thực phẩm, chăm sóc y tế, giao thông và giải trí cũng là gánh nặng đối với người độc thân.

Chẳng hạn, chi phí cho một năm chi tiêu tại New York, chưa bao gồm thuế, theo ước tính của Viện Công nghệ Massachusetts ước tính là 39.130 USD/năm đối với hộ gia đình 1 người và 56.033 USD/năm đối với hộ gia đình có 2 người đều đi làm. Nếu chia đôi chi phí thông thường của một cặp đôi, có thể thấy người độc thân phải trả nhiều tiền hơn.

Các quốc gia Châu Âu đánh thuế độc thân

Theo công ty tài chính và bảo hiểm Ocean Finance, những người độc thân ở Anh phải trả khoảng 3.195 bảng Anh mỗi năm cho các khoản như tiền thuê nhà, thế chấp, tiện ích và nhiều thứ khác.

Đơn vị này ước tính rằng những người độc thân phải trả thêm khoảng 200 bảng Anh (6,4 triệu đồng) mỗi tháng cho các hóa đơn - bao gồm cả nhà ở - so với khi họ có một người lớn khác để chia sẻ chi phí. Tương tự như vậy, họ chi thêm khoảng 15 bảng Anh cho thực phẩm và rượu, thêm 39,5 bảng Anh cho các kỳ nghỉ và thêm 26,4 bảng Anh cho các gói đăng ký.

Ảnh minh họa

Theo The Parliament, các chi phí tăng cao này là do những người độc thân ít có khả năng tận dụng được các ưu đãi dành cho các cặp đôi hoặc gia đình khi đi ăn hay khi mua sắm vì nhiều mặt hàng được đóng gói theo khẩu phần từ hai đến bốn phần thay vì phần đơn cho người độc thân.

Bên cạnh đó, hầu hết các các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng ít quan tâm đến việc cấp các khoản vay và thế chấp cho những người độc thân, ngay cả khi họ có công việc ổn định, lương cao và khoản thanh toán ban đầu khá cho khoản thế chấp. Điều này có thể khiến mọi người khó có thể tự mua nhà.

Tương tự, theo OECD, vào năm 2022, tại Bỉ, mức thuế đối với người lao động độc thân không có con là khoảng 53%, trong khi Đức là 47,8% và Áo là 46,8%. Pháp đánh thuế người lao động độc thân không có con là 47,0%, còn Italy áp dụng mức thuế 45,9%.

Ngược lại, mức thuế của Bỉ đối với một công nhân đã kết hôn có hai con trung bình là 37,8% vào năm 2022, trong khi Đức đánh thuế họ ở mức 32,9% và Áo là 30,2%. Pháp đánh thuế cặp đôi ở mức 39,2%, còn Italy là 34,9%.

Phương Anh  
Tâm sự nữ luật sư: Nhiều gia đình sợ con trai yêu và lấy người làm nghề 'thầy cãi'
Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'
Tiết kiệm hơn 300 triệu đồng nhờ tổ chức cưới ở quán ăn nhanh
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Người đàn ông có 4 vợ, 2 bạn gái, quyết sinh 54 con để 'ghi tên vào lịch sử'
Kết cục bi thảm từ lần trót mê 'của lạ'
Nghĩa tình hậu ly hôn
Lựa chọn quà tặng ngày 20/10 cho bạn gái mới quen
64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc
Giới trẻ Trung Quốc kết hôn giả vì áp lực gia đình
Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời
Nàng dâu Gen Z dễ cãi nhau với mẹ chồng
'Bỏ túi' tuyệt chiêu hẹn hò trực tuyến cùng người đẹp
Độc thân hay kết hôn sống thọ hơn?
Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân như thế nào?
5 cách đơn giản để cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày
Có nên đánh thuế người độc thân?
Bất ngờ, nam giới gen Z có xu hướng kết hôn sớm
Đàn ông chi tiền cho phụ nữ vì điều gì?
Người trẻ mải sự nghiệp, quá bận để yêu đương
Xem thêm