Thứ tư, 23/04/2025 15:15     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 23/04/2025 14:28

Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật

Các chuyên gia và bác sĩ thảo luận giúp mở rộng góc nhìn về áp dụng phác đồ miễn dịch trong bối cảnh lâm sàng Việt Nam, xây dựng chiến lược điều trị phù hợp và cá nhân hóa hơn cho người bệnh ung thư gan.

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành nhằm cập nhật những tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không thể phẫu thuật (uHCC).

Theo các chuyên gia, ung thư gan là bệnh phổ biến tại Việt Nam với 24.502 ca mắc mới mỗi năm (chiếm 13,6% tổng số ca ung thư) và 23.333 ca tử vong (chiếm 19,4% số ca tử vong do ung thư).

Phần lớn bệnh nhân HCC (90% ca ung thư gan) được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi phẫu thuật không còn khả thi và trong bối cảnh các liệu pháp toàn thân còn nhiều hạn chế.

Sự tiến triển của liệu pháp miễn dịch đã mở ra hướng điều trị mới cho uHCC. Đặc biệt, phác đồ STRIDE (từ nghiên cứu HIMALAYA) cho thấy hiệu quả vượt trội so với sorafenib, cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống sau 3–5 năm, đánh dấu bước ngoặt trong điều trị uHCC tại Việt Nam.

TS.BS. Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, phát biểu tại sự kiện

TS.BS. Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, chia sẻ: “Hội thảo lần này là diễn đàn chuyên môn quan trọng, giúp kết nối các cập nhật quốc tế với thực tiễn điều trị tại Việt Nam.

Trong bối cảnh ung thư gan vẫn là gánh nặng hàng đầu, việc chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các liệu pháp mới như miễn dịch kết hợp là rất cần thiết để mở rộng lựa chọn điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân”.

Các phần trình bày chuyên môn từ ThS.BS.CKII. Phan Tấn Thuận - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, BS.CKII. Hoàng Thị Mai Hiền và TS.BS. Trần Công Duy Long - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã bổ sung những góc nhìn thực tiễn, xoay quanh việc tối ưu hóa phác đồ miễn dịch tại Việt Nam.

Các chủ đề bao gồm cá thể hóa điều trị, quản lý tác dụng phụ, đánh giá hiệu quả dài hạn cũng như cơ chế hoạt động của bộ đôi Tremelimumab (chất ức chế CTLA-4) và Durvalumab (chất ức chế PD-L1) – phối hợp nhằm kích hoạt mạnh mẽ hệ miễn dịch, tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả và bền vững.

Các phiên thảo luận sôi nổi giữa các chuyên gia và bác sĩ tham dự đã giúp mở rộng góc nhìn về áp dụng phác đồ miễn dịch trong bối cảnh lâm sàng Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược điều trị phù hợp và cá nhân hóa hơn cho người bệnh.

Hội thảo còn ghi nhận sự đồng hành từ AstraZeneca, đơn vị tiên phong trong phát triển liệu pháp miễn dịch.

Ông Atul Tandon –Tổng Giám đốc, đại diện AstraZeneca Việt Nam, chia sẻ: “Tại AstraZeneca, chúng tôi đang dẫn đầu một cuộc cách mạng về các giải pháp cho bệnh ung thư.

Tham vọng của chúng tôi là tận dụng tiềm năng của khoa học để khám phá, phát triển, cung cấp các phương pháp điều trị tiên tiến giúp thay đổi kết quả và tăng khả năng chữa khỏi bệnh.

Chúng tôi đang khám phá các liệu pháp kết hợp miễn dịch mới để khống chế các tác nhân gây ức chế miễn dịch liên quan đến ung thư gan. Liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa liệu pháp điều trị ung thư và hiện là một phần của tiêu chuẩn chăm sóc được công nhận cho bệnh ung thư gan”.

Hội thảo không chỉ là nơi kết nối tri thức y khoa quốc tế với thực tiễn điều trị trong nước, mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị ung thư gan tại Việt Nam.

Đông Hường  
Rộ trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi và tai trị bách bệnh: Bác sĩ nói gì?
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Mất ngủ kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Nữ sinh 22 tuổi suýt mất mạng sau những triệu chứng nghi ngờ cảm cúm
Tập luyện cường độ mạnh buổi tối ảnh hưởng giấc ngủ, giảm khả năng phục hồi của cơ thể
Sản phụ tuần 32 bị tiền sản giật nặng, vỡ òa niềm vui làm mẹ
Tư thế ngủ tốt cho người mắc 8 loại bệnh mạn tính
Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025: Cơ hội vàng cho giấc mơ 'tìm con yêu'
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Từ vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất: Biết 5 cách này để an toàn cho cả nhà
Ứng dụng AI trong điều trị cá thể hóa ung thư vú tại Việt Nam
BVĐK Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống trên TikTok
Vụ sữa giả quy mô lớn: Trách nhiệm thuộc về ai khi gần 600 sản phẩm 'lọt lưới'?
Bí quyết hết đau lưng do thoái hóa cột sống của tôi
Vì sao nhiều người thích ăn khi tâm trạng không tốt?
Dấu hiệu đau hầu hết dân văn phòng mắc báo hiệu 6 bệnh nguy hiểm
Rà soát, kiểm tra việc kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại các bệnh viện
Xem thêm