Thứ tư, 20/11/2024 23:52     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 13/12/2023 19:27

Bộ Y tế nói gì về việc WHO phát hiện 5 loại siro ho nhiễm độc có thể gây tử vong?

WHO phát hiện thêm 5 loại siro ho và hỗn dịch nhiễm độc do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ. Việc sử dụng các sản phẩm này có thể dẫn đến tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Các sản phẩm này do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và được phát hiện đầu tiên tại Maldives và Pakistan. Một số sản phẩm nhiễm độc cũng xuất hiện tại Belize, Fiji và Lào.

Theo WHO, các loại thuốc, siro chứa chất độc ethylene glycol ở mức "không thể chấp nhận được". Mức nhiễm độc dao động từ 0,62 - 0,82% so với ngưỡng quy định là không quá 0,1%.

"Các sản phẩm được đề cập trong thông báo này đều kém chất lượng và không an toàn, đặc biệt đối với trẻ em, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong", thông báo của WHO nêu rõ.

WHO cho biết tổng cộng có 23 lô sản phẩm, tên thương mại là siro Alergo, hỗn hợp Emidone, siro Mucorid, hỗn hợp Ulcofin và siro Zincell bị ảnh hưởng. Các sản phẩm có công dụng đa dạng như điều trị dị ứng, ho và các vấn đề sức khỏe khác.

Mặc dù hiện chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ do các loại thuốc này, WHO cho hay các nước tăng cường cảnh giác và kiểm tra sản phẩm do Pharmix Laboratories sản xuất trong giai đoạn từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2022.

siro-ho-cho-ba-bau-1

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân sử dụng các loại siro ho có nguồn gốc rõ ràng - Ảnh minh họa

Chiều 13/12, đại diện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ WHO, đơn vị đã rà soát lại hồ sơ. Qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc bao gồm cả các hồ sơ đang xử lý tại Cục Quản lý dược và dữ liệu cấp phép nhập khẩu thuốc đến sáng 13/12 cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành theo quy định hiện hành.

Cụ thể, các sản phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell của Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Công ty dược Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa có thuốc nào được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, chưa có hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Cục Quản lý dược và chưa được cấp giấy phép nhập khẩu đối với thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.

Cục Quản lý dược cũng cảnh báo người dân chú ý không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, không mua các trôi nổi, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm Pakistan đã phát hiện một số sản phẩm khác cũng nhiễm độc trong qua trình kiểm tra các cơ sở sản xuất của Pharmix Laboratories. Do đó, cơ quan này yêu cầu công ty ngừng sản xuất siro ho và đưa ra cảnh báo thu hồi vào tháng 11.

-->> 14 loại siro ho bị cấm do gây tử vong hàng trăm trẻ em

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm