Thứ hai, 29/04/2024 10:38
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Vào mùa đông, nhiều người dân có thói quen uống rượu cho ấm bụng hay đốt củi, sưởi bằng lò than để chống rét. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh cáo những thói quen đó có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Mùa đông ở miền Bắc nước ta đang bước vào giai đoạn rét lạnh nhất năm nay. Nhiệt độ giảm sâu khiến chúng ta tìm đến nhiều cách để sưởi ấm khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều cách sai lầm trong việc tránh rét có thể gây nên những hệ lụy sức khỏe đáng tiếc.

Uống rượu để làm nóng cơ thể

Nhiều người cho rằng việc uống rượu vào mùa đông sẽ giúp sưởi ấm hiệu quả. Theo đó, mỗi khi cảm thấy lạnh, chỉ cần nhấp vài ngụm rượu trắng là đủ sức sưởi ấm cơ thể đang chịu lạnh ngoài trời. Đây là cách được rất nhiều người tập thể dục thể thao cũng như làm việc ngoài trời áp dụng.

Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàn - Phó khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt. Cảm giác này càng rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh.

Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn song "cảm giác ấm, nóng đó chỉ là nhất thời, không lâu dài, không làm tăng nhiệt độ cơ thể".

44

Khi uống rượu, các mạch máu ngoại vi trong cơ thể giãn ra, cơ thể bị thoát nhiệt. Đột ngột tiếp xúc với thời tiết lạnh có thể khiến chúng nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp, làm xuất hiện các đột quỵ não, đặc biệt ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc các dị dạng mạch não. Nhiễm lạnh đột ngột sau uống rượu có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Trường hợp uống rượu trong thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi uống, cần bù năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn thêm tinh bột hoặc uống nước trái cây, nước canh, nước cháo loãng...

Người có bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp mạn tính không nên uống rượu vào mùa lạnh, có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sưởi bằng lò than trong phòng kín

Thói quen sưởi ấm bằng than củi, than hoa, bếp than hoa… đã gây ra nhiều vụ tai nạn ngạt khí, dẫn đến tử vong trong tích tắc.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn - Giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, ngạt khí CO trong quá trình đốt bếp than diễn ra rất từ từ, nạn nhân thường chìm vào giấc ngủ mà không biết là mình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể mất mạng ngay sau đó.

"Khí CO, CO2 sẽ dần dần chiếm trọn không gian, rút hết khí oxy khỏi không khí, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong", PGS.TS Trần Hồng Côn nói.

Điều đáng nói là khí CO, CO2 không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ, may mắn thì được người khác trông thấy và kéo ra cứu sống. Trong trường hợp được kéo ra ngoài, chữa khỏi ngạt khí CO, CO2, bạn vẫn có khả năng bị tổn thương não, dễ mắc các chứng bệnh giảm trí nhớ, liệt cơ mặt, liệt vận động…

222

Sưởi ấm bằng than còn nguy hiểm hơn ở người già và trẻ nhỏ, những người hệ hô hấp yếu, sức đề kháng kém. Đặt than trong nhà, phòng để sưởi cũng có thể gây hỏa hoạn hoặc bỏng nặng. Do đó, mọi người nên hạn chế đốt than sưởi, nhất là gia đình có phụ nữ mới sinh và trẻ nhỏ.

Trường hợp thường xuyên phải dùng bếp than để đun nấu, nên đặt bếp ở nơi thông thoáng. Không đặt lò than trong phòng ngủ, nơi kín gió. Không đốt than qua đêm. Trang bị đèn sưởi, điều hòa hai chiều để tăng nhiệt độ trong phòng.

Nên duy trì nhiệt độ phòng 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Không nên để nhiệt độ phòng quá ấm có thể gây bỏng cho trẻ sơ sinh hoặc sốc nhiệt khi ra ngoài trời lạnh, làm tăng nguy cơ tê buốt, máu khó lưu thông, thậm chí gây hạ thân nhiệt, đột quỵ.

Mặc quá nhiều quần áo dày

Theo Bác sĩ Cao Minh Thành - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi trời lạnh, mọi người cần chú ý giữ ấm, mặc ấm, đeo khăn, găng tay, tất, mũ... nhưng tránh mặc quần áo quá dày và nhiều lớp, nhất là trẻ nhỏ khiến trẻ khó thở. Mồ hôi có thể thấm ngược vào cơ thể, gây lạnh, làm giảm thân nhiệt, dễ dẫn đến viêm phổi.

Thông thường, lớp áo trong cùng là lớp quan trọng nhất, tạo lớp giữ nhiệt đầu tiên cho cơ thể. Bạn nên chọn những cỡ quần áo vừa khít với cơ thể trẻ, mềm mại như chất liệu len, tránh các loại bông hay cotton.

Ngoài ra, mùa lạnh, nên tắm đúng cách, không tắm hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng. Không tắm lúc muộn hoặc sáng sớm dễ dẫn đến đột quỵ. Nên tắm từ dưới lên trên và gội đầu thật nhanh sau khi tắm.

Trẻ trên 10 ngày tuổi, không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để hai đến ba ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút. Hạn chế đóng kín cửa ở trong nhà.

3333

Theo bác sĩ Thành, trẻ bị bệnh không chỉ do thời tiết lạnh mà có thể do ở trong nhà nhiều cũng dễ lây nhiễm các vi khuẩn, virus. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.

Bác sĩ khuyến cáo không tự mua thuốc điều trị khi con sốt, ho, cúm dẫn đến nhập viện muộn, bỏ qua thời gian vàng điều trị. Người già, người suy giảm miễn dịch, có bệnh nền cần chú ý sức khỏe khi chuyển mùa.

-->> Vì sao xương khớp thường đau nhức mùa lạnh?

Thúy Ngà  
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
4 mỹ nhân Việt lấy chồng Ấn Độ: Người là phú bà, người viên mãn vẹn toàn
Vì sao đàn ông thích đồng hồ, phụ nữ lại chi
Ngủ bên chồng, mơ làm
Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4  và 1/5
Bị hỏng xe trên cao tốc, gia đình 10 người được CSGT hỗ trợ về quê nghỉ lễ
Độc đáo cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
Cao huyết áp uống rượu ảnh hưởng như thế nào?
Mẹo giữ đồ có giá trị an toàn khi đi máy bay
Phương pháp giúp con tăng vốn từ vựng
Không nên ăn thịt gà nếu có những dấu hiệu này
Xem thêm