Thứ bảy, 27/04/2024 04:50
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp thường cảm giác đau, khó chịu hơn vào mùa lạnh, nhất là người trung và cao tuổi.

Đau nhức, thoái hóa xương khớp là các triệu chứng và bệnh lý khá thường gặp, đặc biệt ở người trung hoặc cao tuổi. Thực tế, phần lớn bệnh nhân xương khớp thường gặp các dấu hiệu như đau nhức, tê mỏi, viêm sưng đỏ khớp,... và những triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển lạnh.

dau-hieu-cua-benh-dau-nhuc-xuong-khop

Vì sao đau nhức xương khớp vào mùa lạnh?

Trao đổi về vấn đề này, Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3 cho biết, vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và đông sang xuân, thời tiết thường giá lạnh, kèm theo ẩm ướt. Trong thời tiết này, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp.

Nhóm bệnh lý về cơ xương khớp bao gồm các bệnh: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thấp khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương - căn bệnh đang rất phổ biến hiện nay.

1

Giải thích lý do bệnh nhân đau nhức xương khớp thường khó chịu hơn vào mùa lạnh, bác sĩ Vũ cho biết, khi trời trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể có xu hướng cố dự trữ năng lượng, lưu thông máu kém hơn bình thường.

"Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da, ở các vị trí mà y học cổ truyền gọi là huyệt vị, cũng sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị thương tổn, gây nên đau nhức", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Ngoài ra, vào mùa lạnh lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể trở nên kém hơn bình thường khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ xuống thấp. Đó là do cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng, khí lạnh vào da và làm mạch máu co lại. Khi lưu thông máu kém sẽ khiến lưu thông dịch khớp cũng như máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn và màng hoạt dịch khớp, gây đau xương khớp.

Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.

Trong đó hàn là một yếu tố rất quan trọng, vì vậy thời tiết lạnh ẩm làm người bệnh đau tăng lên. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết trở trệ vận hành giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp.

Ngoài ra, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Bệnh viện Đa khoa Medlatec còn bổ sung thêm nguyên nhân khi cho hay, vào mùa lạnh rối loạn tuần hoàn cũng sẽ gây ra hiện tượng đau xương khớp..

“Trời lạnh làm chậm rối loạn tuần hoàn toàn cơ thể, trong đó có các vị trí khớp, dịch khớp, vận mạch,… Đây cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, hạn chế vận động khi trời lạnh”, bác sĩ Kim Ngọc cho hay.

Cách giảm đau xương khớp vào mùa lạnh

Đau xương khớp mùa lạnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê buốt chân tay, cột sống, làm cản trở các hoạt động trong công việc và sinh hoạt thường ngày. Để khắc phục triệu chứng trên, các chuyên gia đưa ra một vài giải pháp cụ thể.

Xoa bóp: Dùng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc xoa bóp trực tiếp các vùng xương khớp bị đau nhức để làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết, lưu thông máu.

Chườm nóng: Đắp nóng hoặc chườm nóng trong khoảng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp.

Tắm nước nóng: Đau xương khớp mùa lạnh có thể được khắc phục bằng cách tắm nước nóng từ 15 - 20 phút với những phần xương khớp bị đau. Lưu ý, nhiệt độ nước tắm vừa phải, tránh tắm muộn và tắm quá lâu, thời gian tắm nên từ 15 - 20 phút.

anh cuoi

Đi bộ: Nhiều người bị đau xương khớp khi trời lạnh có xu hướng lười vận động vì càng vận động lại càng đau. Song các chuyên gia khuyên rằng, dù bị đau nhức xương khớp hoặc không thì nên đi bộ thường xuyên với cường độ phù hợp. Nhất là người lớn tuổi, việc này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ xương, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa đau xương khớp khi trời lạnh.

Ngoài ra, người bệnh cần luôn giữ ấm cơ thể, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý,.... để phòng chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất.

-->> Mùa lạnh tắm thế nào để tránh đột quỵ?

Thúy Ngà  
Đau lưng kéo dài, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u tuỷ ngực
Hái nấm trong vườn ăn, hai ông cháu nhập viện nguy kịch
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
Phục hồi da nhạy cảm tại nhà trong 5 ngày nghỉ lễ
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong
Trường Giang - Nhã Phương dạy con về tiền: “Tài sản phải tự kiếm, ba mẹ không cho con”
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Xem thêm