Thứ sáu, 15/11/2024 05:13     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 11/03/2023 05:30

Bị loãng xương tập thể dục được không?

Bệnh về xương là căn bệnh nan giải trong cuộc sống bởi không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng mà còn gây rối loạn chức năng cho người bệnh, cần phải điều trị và nghỉ dưỡng lâu dài mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Bệnh nhân loãng xương cần điều trị lâu dài, thậm chí cả đời mới đạt được hiệu quả kiểm soát nên thường nhiều người lựa chọn tập thể dục để điều chỉnh thể trạng, tuy nhiên bệnh nhân loãng xương dễ bị chấn thương hơn những người khác khi vận động nhiều.

Người bị loãng xương gặp rủi ro gì khi tập thể dục?

Gãy xương

Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân loãng xương dễ gặp chấn thương trong cuộc sống là họ có nguy cơ gãy xương rất lớn, bởi loãng xương có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc xương, thậm chí giảm mật độ xương nên xương dễ bị tổn thương hơn.

Trong sinh hoạt, dưới tác động của ngoại lực sẽ gây nứt, gãy xương. Một khi gãy xương xảy ra ở bệnh nhân loãng xương, nhìn chung rất khó hồi phục và bệnh nhân bị chấn thương thứ cấp nên rất dễ gây ra tổn thương lớn hơn.

loang xuong Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể

Bệnh nhân loãng xương khi vận động cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái thể chất, bởi vì một số bệnh nhân loãng xương thường chọn các bài tập aerobic, nhưng điều này sẽ gây tổn thương cho khớp gối.

Đối với bệnh nhân loãng xương mà nói, đây là một bài tập có tải trọng cao. Thời gian tập luyện hoặc tăng cường độ tập luyện có thể gây tổn thương cho cơ thể và làm suy giảm thể trạng.

loang xuong Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng

Bệnh nhân loãng xương vận động thích hợp có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng, nhưng một số người khi vận động có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể, hơn nữa sau khi cơ thể nội tiết thay đổi, càng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Do đó, ở giai đoạn sau, bệnh nhân thường có khả năng hấp thụ chất ngày càng kém hơn, thường không thể duy trì xương hiệu quả, thậm chí còn làm trầm trọng thêm chứng loãng xương thường gặp ở phụ nữ.

Rối loạn vận động

Bệnh nhân loãng xương nếu ép cơ thể vận động có thể bị rối loạn vận động, là do khi xương tương đối mỏng manh, dễ gây ra tổn thương cục bộ, đây không chỉ là do cấu trúc xương mà bị chấn thương, bao gồm chấn thương mô mềm hoặc khớp cục bộ.

Một trong những vấn đề phổ biến hơn cả là gãy xương, tuy không trực tiếp khiến người bệnh mất đi chức năng vận động nhưng lại dễ gây suy giảm khả năng vận động, khiến người bệnh không thể cử động các khớp một cách tự do.

loang xuong Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tăng sản xương

Thoái hóa khớp là một bệnh về xương tương đối phổ biến, đặc biệt là người già. Tăng sản xương là vấn đề do xương tăng sản bất thường sau chấn thương, nhưng đây là cơ chế sinh lý bảo vệ xương nên nếu vận động làm mỏi khớp, tăng gánh nặng cho xương dễ dẫn đến loãng xương.

Bệnh nhân loãng xương không nhất thiết phải hoàn toàn dựa vào vận động để điều hòa, nếu điều kiện thể chất không cho phép, bệnh nhân loãng xương tuyệt đối không được vận động, đặc biệt là sau khi các bộ phận trọng yếu của xương bị tổn thương, có thể gây ra chấn thương hở, thậm chí gây ra vấn đề sốc mất máu.

Bệnh bị loãng xương nặng nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu mức độ thấp, dưỡng sinh, tập tạ với quả tạ nhỏ hơn, làm các công việc nhà, làm vườn... nên mang dụng cụ bảo vệ chậu hông khi luyện tập đối với đối tượng có nguy cơ ngã, đi giày dép chống trơn trượt.

Ngoài ra, bạn nên thực hiện bài tập thể dục cho người loãng xương ngoài trời buổi sáng để tăng cường hấp thu vitamin D. Tránh các vận động xoắn vặn nhiều, cúi cột sống quá mức, các vận động mạnh dễ té ngã.

-> Đau dạ dày uống sữa được không, uống thế nào cho đúng?

T. Linh (Theo Aboluowang)  
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Xem thêm