Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?
Những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng.
Theo trang Aboluowang, một người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh trĩ cách đây 5 năm, nhưng lúc đó anh ngại phẫu thuật và không chọn cách cắt bỏ các tổn thương. Anh chỉ bôi hoặc uống thuốc để kiểm soát bệnh trĩ khi chúng bùng phát.
Gần đây, khi quyết định phẫu thuật để tránh những rắc rối về sau, không ngờ sau khi đi khám lại được biết mình bị ung thư đại trực tràng. Anh băn khoăn tại sao chỉ 5 năm, bệnh trĩ đã trở thành ung thư đại trực tràng.
Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng Zhong Yunni từng làm rõ: "Bệnh trĩ là bệnh trĩ và sẽ không chuyển thành ung thư”.
Cô giải thích rằng bệnh trĩ là những cục u được hình thành do giãn tĩnh mạch ở hậu môn, khác với polyp hoặc khối u không biết từ đâu phát triển. Tóm lại, chúng ta có thể tưởng tượng rằng bệnh trĩ là một loại bệnh lão hóa của mạch máu. Dù không cắt bỏ bệnh trĩ bằng phẫu thuật, nếu để nguyên cũng không chuyển thành ung thư.
Trĩ và ung thư trực tràng dễ bị nhầm lẫn vì một trong những triệu chứng là chảy máu khi đại tiện. Theo thống kê, gần 90% trường hợp ung thư đại trực tràng bị nhầm với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.
3 dấu hiệu phòng ngừa ung thư đại trực tràng sau tuổi 50
Nếu muốn phán đoán sơ bộ tại nhà xem việc đi đại tiện ra máu là do búi trĩ vỡ hay do ung thư đại trực tràng, bạn có thể tiến hành tự khám dựa trên 3 tình trạng sau.
Chảy máu hậu môn sau khi đại tiện không quá 2 tuần
Nếu búi trĩ bị vỡ hoặc nứt hậu môn chảy máu thì sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần. Vì vậy, nếu là thanh niên dưới 30 tuổi, cảm thấy phân khô cứng, hậu môn hơi căng, kèm theo chảy máu khi đại tiện thì khả năng bị nứt hậu môn hoặc rách da thường rất cao.
Bạn có thể theo dõi từ một đến hai tuần, nếu vẫn không cải thiện thì hãy tìm cách điều trị. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu khi đại tiện hơn hai tuần, tình trạng chảy máu không cải thiện, thậm chí còn có dấu hiệu tăng lượng máu thì nên cảnh giác.
Khi đại tiện có cảm giác có dị vật sa vào hậu môn không?
Nếu có cảm giác dị vật lạ ở hậu môn khi đi đại tiện ra máu, hoặc cảm giác có dị vật sa ra và mắc kẹt thì khả năng mắc bệnh trĩ rất cao vì cơn đau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Sau khi đại tiện có bị ngứa, đau ở hậu môn không?
Vì bệnh trĩ về cơ bản là sự lão hóa của các mô mềm hậu môn và mạch máu nên khi chúng sa ra theo tuổi tác, chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như đau nhức, đau và ngứa khi đi đại tiện.
Tuy nhiên, nếu ngứa hậu môn, cũng có thể do vệ sinh quá kỹ và khô, dị ứng da do chế độ ăn uống, sợi quần lót quá dày hoặc chất liệu quá khó chịu, có thể gây ngứa, hãy cố gắng loại trừ những khả năng này.
Một số quan niệm sai lầm cho rằng, phân có máu màu đỏ tươi tượng trưng cho bệnh trĩ đã vỡ, còn phân có máu màu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ là do chảy máu đường ruột. Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp nhận biết này không hoàn toàn chính xác nên không phán đoán được sự hiện diện của khối u.
Bằng cách
nhìn vào màu sắc của máu, đường ruột có khỏe mạnh hay không, bác sĩ Zhong Yunni
nhấn mạnh rằng thay vì dành thời gian để phân biệt đó là bệnh trĩ hay khối u, tốt
hơn hết nên đi khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bị chảy máu khi đại tiện, sụt
cân bất thường, mót rặn, phân loãng hoặc thay đổi thói quen đại tiện thì nên nội
soi để yên tâm.