Thứ tư, 24/04/2024 00:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/06/2022 15:32

Bé 4 tuổi bị đỉa chui vào phế quản, gắp ra vẫn còn sống

Các bác sĩ Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa nội soi gắp thành công 1 con đỉa dài khoảng 4 cm từ đường thở cháu T.V (4 tuổi, ở Điện Biên). Trước đó bé từng nôn ra máu tươi kèm 1 con đỉa khác.

Theo người nhà, thi thoảng bé T.V được cho tắm suối gần nhà. Trước thời điểm nhập viện một tháng, bé bị ho, khò khè nhiều, không sốt. Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, bé bắt đầu nôn ra máu tươi kèm 1 con đỉa.

Sau đó bé vẫn ho và khò khè nên được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh để kiểm tra. Tại đây các bác sĩ phát hiện trẻ có dị vật khí quản, theo dõi viêm phổi và chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương tiếp tục điều trị.

Sau khi thăm khám và kiểm tra lại, các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương xác định tại khí quản bé có dị vật và chuyển thẳng bé lên phòng mổ và gắp ra được 1 con đỉa còn sống, dài khoảng 4cm.

dia

Dị vật là con đỉa sống dài khoảng 4cm trong khí quản bệnh nhi (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Nga - người trực tiếp nội soi gắp dị vật cho bé cho biết, quá trình nội soi, do con đỉa di chuyển trong đường thở của bé nên khó tiếp cận. Thêm vào đó, con đỉa sống lâu ngày trong khí quản của bé nên càng ngày càng to lên, hút máu khiến cho thành phế quản của bé bị viêm loét, chảy máu, đọng nhiều dịch mủ, che bít kín đường thở.

Sau khi gắp dị vật, hiện sức khỏe bé V. ổn định, dự kiến được ra viện 1-2 ngày tới.

Theo bác sĩ Nga, trường hợp đỉa chui vào tai, mũi của bệnh nhi không phải hiếm, song tình huống con vật này chui vào khí quản là hiếm gặp.

"Trường hợp đỉa chui vào tai, mũi của bệnh nhi không phải hiếm. Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng gắp một số trường đỉa chui vào mũi, tai của một số bệnh nhi. Tuy nhiên, trường hợp đỉa chui vào khí quản của bệnh nhi trên đây là lần đầu tiên", bác sĩ Nga chia sẻ.

diaaa

Hình ảnh nội soi phế quản của trẻ với con đỉa nằm trong đó (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Nga khuyến cáo, để tránh trường hợp con đỉa, con vắt chui vào tai, mũi hay phế quản của trẻ, cha mẹ nên tránh cho trẻ tắm khe, ao, hồ, sông, suối. Đặc biệt là không uống nước khe, suối khi chưa được nấu sôi vì rất dễ bị đỉa chui vào hút máu.

Nếu cho trẻ đi bơi nên đi đến hồ bơi có nước lọc và đi cùng người lớn, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, đặc biệt cần tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi trẻ tắm, bơi cần có người lớn giám sát, tuyệt đối không để trẻ tự tắm, bơi một mình.

Kim Ngân  
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Xem thêm