Thứ hai, 30/12/2024 15:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 30/12/2024 15:00

Bé 3 tuổi gặp tai nạn nguy kịch khi chơi cầu trượt

Khi đang chơi cầu trượt, bé 3 tuổi không may bị mũ áo mắc vào thành cầu, thắt vào cổ bé. Sau khoảng 10 phút trẻ mới được phát hiện trong tình trạng tím tái, ngừng thở.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thông tin về ca bệnh nguy kịch khi đang chơi cầu trượt.

Cụ thể, trong lúc chơi cầu trượt, mũ ở áo của bé 3 tuổi mắc vào thành cầu, dây trong viền mũ rút lại khiến trẻ ngạt thở. 10 phút sau, người lớn mới phát hiện, lúc này trẻ đã tím tái, ngừng thở.

Trẻ được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngừng tuần hoàn và đặt nội khí quản sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, co giật, xuất tiết nhiều đờm dãi qua ống nội khí quản.

Theo BSCKII Nguyễn Tân Hùng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi tiếp nhận, các bác sĩ triển khai các biện pháp cấp cứu, hồi sức tích cực để cứu trẻ. Tuy nhiên, hiện bệnh nhi tiên lượng nặng, suy hô hấp, suy chức năng đa cơ quan, nguy cơ di chứng thần kinh do thời gian ngừng tuần hoàn ngoại viện kéo dài gây thiếu oxy lên não.

Bệnh nhi đang được các bác sĩ theo dõi sát sao. (Ảnh: BVCC)

Từ trường hợp bệnh nhi trên, các bác sĩ khuyến cáo các nguy cơ và biện pháp phòng tránh liên quan đến dây rút trên quần áo trẻ em như sau:

Nguy cơ

- Ngạt thở hoặc siết cổ: Dây rút ở mũ hoặc cổ áo có thể siết vào cổ khi trẻ chơi hoặc mắc vào thiết bị như cầu trượt, xích đu.

- Bị kẹt hoặc mắc dây: Dây rút có thể mắc vào cửa, thang máy, hoặc các thiết bị vui chơi, gây tai nạn hoặc kéo trẻ ngã.

- Té ngã: Dây rút dài ở quần có thể quấn vào chân hoặc mắc vào vật cản khi trẻ di chuyển, dẫn đến té ngã.

Cách phòng tránh

- Tránh cho trẻ mặc áo có dây rút ở vùng cổ, mũ, hoặc dây quá dài ở quần.

- Ưu tiên cho trẻ mặc quần áo có khóa kéo, nút bấm hoặc thun co giãn thay cho dây rút.

- Giám sát khi trẻ vui chơi.

Theo BSCKII Nguyễn Tân Hùng, khu vui chơi trẻ em là địa điểm để trẻ em vui chơi và phát triển thể chất. Tuy nhiên cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho trẻ nếu không được giám sát và thiết kế an toàn. Để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích là vô cùng cấp thiết đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Thúy Ngà  
Chữa bệnh chàm bằng Đông y
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Bé trai nhập viện nguy kịch sau khi uống Oresol sai cách
Thèm đến mấy cũng tránh ăn nhiều thịt nướng trong mùa Đông
Ăn cơm nhiều có gây béo bụng không?
Gần 4.000 người tử vong mỗi năm: Điều trị hen phế quản như thế nào?
Bảo Thanh Đường và phương pháp trị bệnh tiểu đường
Đêm giao thừa vào viện do tiêm filler làm đẹp cấp tốc
'Hồi sinh' 12 cuộc đời nhờ bệnh nhân chết não
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Ước tính mức sinh năm 2024 giảm còn 1,91 con/phụ nữ
Phương thuốc nổi tiếng trị bệnh ngoài da – Bảo Thanh Đường
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Bí quyết hồi phục kỳ diệu của người bệnh mạch vành
6 vị trí tuyệt đối không nên đặt điện thoại
Nối thành công cổ chân bị đứt rời do máy cắt cỏ
Cứu sống thai nhi 37 tuần tuổi bị vỡ ối sớm, suy thai cấp
Đắp chăn dày khi trời lạnh có tốt không?
Xem thêm