Chủ nhật, 24/03/2024 06:15
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/11/2021 19:00

Bà nội trợ Nhật mách 11 mẹo sử dụng tiền giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt

Bên cạnh chăm lo cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa, phụ nữ Nhật còn phải có kế hoạch chi tiêu và mua sắm khôn ngoan để có thể tiết kiệm tiền. Có được điều đó là nhờ những mẹo hay này.

Sử dụng tiền mặt

Mặc dù tiền lương của chồng luôn được gửi vào tài khoản ngân hàng nhưng họ luôn chọn rút tiền mặt để kiểm soát chi tiêu tốt hơn, vì để tiền trong tài khoản khiến họ không thể nhận thức được con số chính xác về số tiền họ có.

tiet kiem tien Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Luôn có mục tiêu để tiết kiệm

Có mục tiêu tiết kiệm sẽ có động lực tiết kiệm. Các bà nội trợ Nhật đều nhận thức rõ điều này vì vậy họ đặt ra kế hoạch rõ ràng chẳng hạn như để dành khoản tiền này để đi du lịch, để dành khoản tiền kia để sửa nhà,…

Không coi nhẹ tiền lẻ

Khi có những đồng xu lẻ, chúng ta thường muốn tiêu sạch chúng đi một cách nhanh chóng cho nhẹ ví tiền. Tuy nhiên nhiều đồng xu nhỏ có thể tạo thành một số tiền lớn. Phụ nữ Nhật không bao giờ coi nhẹ những đồng xu lẻ ấy, dù là số tiền ít ỏi thì họ vẫn phải chi tiêu có kế hoạch hoặc cất chúng vào lọ để dành.

Theo dõi chi tiêu

Bà nội trợ Nhật quản lý chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo. Phương pháp này không dùng phần mềm hay ứng dụng công nghệ mà chỉ có sổ và bút. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra một cách thủ công như một cách thiền để quan sát và xử lý thói quen chi tiêu của mình.

tiet kiem tien Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Với phương pháp này bà nội trợ Nhật biết rõ mình đã tiêu tiền vào việc gì, sẽ cần chi tiêu vào khoản gì và tiền đầu tư cho tương lai được hoạch địch rõ ràng, chi tiết.

Luôn so sánh giá cả

So sánh giá là một việc vô cùng quan trọng trước khi chi tiêu mà bà nội trợ người Nhật không bao giờ quên. Từ đó họ sẽ tìm ra được sản phẩm có mức giá tốt nhất để tiết kiệm tiền.

Ví dụ thay vì đi ăn ngoài, các ông chồng mang cơm hộp đi làm 3 lần mỗi tuần, họ có thể tiết kiệm tới 63.000 yên mỗi năm (khoảng 7,5 triệu đồng). Hoặc nếu người chồng chuyển từ uống bia đắt tiền sang một thương hiệu rẻ hơn, gia đình họ có thể tiết kiệm tới 30.000 yên mỗi năm (khoảng 6,3 triệu đồng).

Chỉ dành 10 - 15% số tiền cho việc giải trí

Khi đến siêu thị, lấy thứ bạn muốn và thanh toán ngay lập tức. Nếu bạn đi bộ xung quanh, bạn có thể mua một cái gì đó không có trong danh sách. Do đó khi phân bổ tiền lương, bà nội trợ Nhật chỉ dành tối đa 10 - 15% số tiền cho giải trí, đề cao mục tiêu tiết kiệm.

Tích cực mua hàng giảm giá

Cuối năm hoặc các dịp lễ là thời điểm siêu thị, cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Bà nội trợ Nhật thường tranh thủ các dịp này để mua món hàng mình thích.

Tuy nhiên, họ cũng không vì ham rẻ mà mua món đồ không dùng đến vì việc này sẽ gây lãng phí lớn.

tiet kiem tien Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Mở và đóng tủ lạnh trong vòng 3 giây

Trước khi mở tủ lạnh, các bà nội trợ luôn nghĩ sẵn trong đầu xem mình cần lấy thứ gì. Bởi vì thực phẩm trong đó đã được sắp xếp ngăn nắp, có quy củ, nên họ chỉ mất khoảng 3 giây để lấy đồ. Đóng tủ lạnh lại ngay giúp tiết kiệm điện, đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ ăn.

Tận dụng nước nóng từ bồn tắm để lau nhà

Nước nóng đầy bồn sau khi tắm xong cứ thế bỏ đi sẽ rất lãng phí. Phụ nữ Nhật tận dụng nó để lau nhà, vừa sạch sẽ lại tiết kiệm hóa đơn tiền nước.

Mua các loại máy móc và thiết bị tiết kiệm năng lượng

Thiết bị tiết kiệm năng lượng sẽ giúp các gia đình giảm bớt đáng kể hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Sử dụng những thiết bị này là một cách tiết kiệm về lâu về dài.

Chỉ mua quần áo khi có giảm giá

Các cửa hàng, trang web bán quần áo thường xuyên có đợt giảm giá vào mỗi mùa. Bà nội trợ người Nhật hiểu rằng quần áo là một trong những mặt hàng mà người tiêu dùng không nên mua đúng với giá niêm yết ban đầu. Chỉ cần chờ một chút thời gian để chúng được giảm giá, lúc ấy bạn có thể mua sản phẩm mình cần với mức giá ưu đãi.

-> Tiết kiệm 90% lương hàng tháng, mua 2 căn nhà sau 9 năm

T. Linh (Theo Jpninfo)  
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Thiệp chúc mừng 8/3 online đẹp và ý nghĩa nhất 2024
Vì sao nói 'mộ bất xuất ngũ phục'?
Gặp vận xui vì cố giữ khư khư 3 thứ trong nhà
Gia đình có 3 loạn con cháu khó giàu sang
Tuổi nghỉ hưu, giàu có hay nghèo khó cũng nên tránh 6 điều
Vợ hiền chồng ít bệnh, vợ tốt thắng thuốc hay
Giàu hơn mỗi ngày nhờ tránh treo đồng hồ ở 3 nơi cấm kỵ
9 “đừng” đàn ông không nên làm sau khi nghỉ hưu
Đua nhau sinh con năm rồng: Năm sinh có thực sự quyết định số phận?
Chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng thế nào, cúng giờ nào để may mắn cả năm?
Nghỉ hưu giàu có ai cũng ước nhưng làm được hay không phụ thuộc 8 điều này
4 điều cần tránh khi đi lễ chùa đầu năm mới
Mẹo phong thuỷ giúp thăng tiến sự nghiệp trong năm 2024
Xem thêm