Ăn tỏi sống chống lại ung thư: Sự thật thế nào?
Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng có phải ăn tỏi sống chống lại ung thư và tỏi như “thần dược” như nhiều người vẫn nói?
Cô Lý năm nay 62 tuổi, cô luôn có sức khỏe tốt và có thói quen thường xuyên đi khám sức khỏe, hễ có bệnh nhỏ, đau nhức liền đến bệnh viện kiểm tra.
Thời gian gần đây, cô Lý luôn cảm thấy bụng khó chịu và hơi thở bất thường nên đến bệnh viện để nội soi dạ dày.
Qua thăm khám, cô Lý được kết luận bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm teo dạ dày và loét dạ dày. Bác sĩ khuyên cô nên điều trị Helicobacter pylori trước và dùng thuốc trong 2 tuần rồi mới xem xét lại.
Nhưng cô Lý vẫn luôn kháng thuốc tây y, mày mò tìm cách trị vi khuẩn Helicobacter pylori trên mạng, cô Lý biết được công thức ăn tỏi sống có thể trị được.
Uống liên tục 3 tháng, cô Lý thấy cơn khó chịu trong bụng ngày càng dữ dội. Khi đến bệnh viện khám lại, cô phát hiện vết loét trong dạ dày đã phát triển thành dị sản độc, tức là ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Tỏi thường được nhiều người lựa chọn vì có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, những tác dụng “hạ mỡ máu” và “chống ung thư” được lưu hành rộng rãi của tỏi có thực sự đáng tin cậy?
Ảnh minh họa.
Giá trị dinh dưỡng của tỏi
Tỏi có tính khí mạnh, có thể thông qua ngũ tạng, tiêu trừ ẩm thấp, xua đuổi tà ma, có thể thấy địa vị của tỏi thời cổ đại khá cao.
Y học hiện đại cũng đã xác nhận rằng tỏi rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm allicin, protein, vitamin E, vitamin C, canxi, sắt, selen và các nguyên tố khác.
Các hợp chất lưu huỳnh chứa trong tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế nhiều loại cầu khuẩn, trực khuẩn và nấm, allicin sau khi vào cơ thể nếu kết hợp với vitamin B1 có thể tiêu trừ mệt mỏi, phục hồi thể lực. Tỏi cũng chứa tinh dầu, có tác dụng ức chế nhất định sự kết tập tiểu cầu và có thể giúp ngăn ngừa huyết khối.
Ảnh minh họa.
Tỏi thực sự có thể tiêu diệt vi khuẩn và chống lại khối u?
Không có nghiên cứu nào cho thấy ăn tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.
Một số nhà nghiên cứu đã yêu cầu các đối tượng kiểm tra hơi thở sau khi ăn tỏi và kết quả không tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori, điều này là do việc tiêu thụ tỏi ảnh hưởng đến kết quả chứ không phải vi khuẩn bị tiêu diệt bởi tỏi.
Tuyên bố rằng tỏi có thể ngăn ngừa ung thư cũng không đáng tin cậy, lý do cho tuyên bố này là do các nghiên cứu gần đây dựa trên allicin có trong tỏi.
Người ta đã tìm thấy trong các thí nghiệm trên động vật và tế bào rằng allicin có thể giúp ức chế sự hoạt hóa của các yếu tố gây ung thư và điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào để ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, kết luận này không thể được suy ra trực tiếp với cơ thể người, dịch chiết được sử dụng trong thí nghiệm cũng rất khác so với việc ăn tỏi trực tiếp.
Chất allicin chứa trong tỏi rất hạn chế, để đạt được liều lượng hiệu quả khi ăn tỏi, bạn cần tiêu thụ một lượng rất lớn. Bản thân tỏi là một loại thực phẩm có tính kích ứng cao, trong quá trình ăn tỏi sẽ mang lại sự kích thích lớn cho miệng và dạ dày nhưng lại đe dọa đến sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Lưu ý khi ăn tỏi
Bạn nên ăn tỏi đập dập rồi ăn sống hoặc ngâm chua sẽ giữ được chất dinh dưỡng trong tỏi một cách tối đa. Ngâm chua ăn có thể giữ lại khoáng chất trong tỏi và khử được vị cay của tỏi.
Một số người bị bệnh gan, bệnh mắt, bệnh đường tiêu hóa và bệnh lở miệng không nên ăn tỏi, nếu không sẽ dễ làm nặng thêm bệnh.
Khi mua tỏi hàng ngày, chú ý chọn loại có cảm giác căng đầy, bọc chặt và có màu tím, tốt nhất không nên ăn tỏi khi bụng đói để tránh kích thích không tốt cho dạ dày.
Đối với người khỏe mạnh, ăn tỏi điều độ rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ dựa vào ăn tỏi để chữa bệnh, chống khối u là phản khoa học, khi có bệnh cần đi khám để điều trị kịp thời.