Thực hư uống trà tăng nguy cơ ung thư
Trà được coi là loại thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống trà không đúng cách rất có thể biến thành trà độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Rất nhiều người thích uống trà nhưng cũng không ít cuộc tranh luận về trà. Có người cho rằng uống trà rất tốt cho sức khỏe do polyphenol trong trà có nhiều lợi ích, có thể loại bỏ oxy các gốc tự do, chống lão hóa, chống bức xạ, ức chế ung thư, kháng khuẩn và các tác dụng khác. Một số người cho rằng trà có thể loại bỏ nicotin, nhưng cũng có thể khiên người uống nôn nao, vì vậy nhiều người hút thuốc và nghiện rượu thích uống trà.
Một số người còn cho rằng polyphenol trong trà chỉ được quảng cáo quá mức, thậm chí khẳng định uống trà nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Uống trà có gây ung thư hay không?
Tạp chí Dịch tễ học châu Âu đã công bố một nghiên cứu của Khoa Y Đại học Bắc Kinh phân tích mối tương quan giữa thói quen uống trà và nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Ảnh minh họa.
Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tuyển 510.000 tình nguyện viên tại 5 thành phố và 5 vùng nông thôn ở Trung Quốc và theo dõi họ trong thời gian trung bình 10 năm. Kết quả cho thấy nếu không loại trừ thói quen hút thuốc và uống rượu, mỗi ngày những người uống nhiều hơn 4 gam uống trà có nguy cơ ung thư tổng thể cao hơn 26%, nguy cơ ung thư phổi cao hơn 62% và nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 29% so với những người uống trà ít hơn một lần một tuần.
Sau khi loại bỏ ảnh hưởng của việc hút thuốc và uống rượu, mối quan hệ giữa uống trà và ung thư sẽ yếu đi rất nhiều. Những người uống hơn 4 gam trà mỗi ngày có nguy cơ ung thư tổng thể cao hơn 13%, nguy cơ ung thư phổi cao hơn 31% và nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 18% so với những người uống trà ít hơn một lần một tuần.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là TS Farhad Islami (Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) đã bắt đầu một cuộc điều tra ở tỉnh Golestan, phía đông bắc Iran - đã xem xét thói quen tiêu thụ đồ uống của hơn 50.000 người trong độ tuổi từ 40 đến 75. Theo dõi lâm sàng từ năm 2004 đến 2017, các nhà khoa học đã xác định được 317 trường hợp mắc mới ung thư thực quản.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia nhiệt độ trà thành "rất nóng" - có nghĩa là nhiệt độ trên 60 ° C và ấm (dưới 60 ° C), xem xét cả thời gian từ khi rót trà đến khi uống từ 2-6 phút chờ đợi. Nghiên cứu cho thấy rằng, uống 700 ml trà "rất nóng" mỗi ngày làm tăng 90% khả năng mắc ung thư thực quản so với uống cùng một lượng trà lạnh hoặc trà ấm hàng ngày.
Nguyên nhân gây tăng nguy cơ ung thư có thể là do nước nóng sẽ làm hỏng lớp lót niêm mạc thực quản, từ đó tăng kích thích lặp đi lặp lại, tạo ra các hợp chất gây viêm dẫn đến sự hình thành khối u.
Ảnh minh họa.
Tiến sĩ Farhad Islami cho biết: "Nhiều người thích uống trà, cà phê hoặc đồ uống nóng khác. Tuy nhiên, theo báo cáo của chúng tôi, uống trà rất nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, do đó, nên đợi cho đến khi đồ uống nóng nguội đi trước khi uống”.
Điều gì xảy ra nếu uống trà quá nhiều?
Uống quá nhiều trà sẽ khiến lượng cafein nhiều hơn dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trà quá đặc thường là trà nồng sẽ kích thích tiết axit dịch vị, lượng lớn axit dịch vị dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Nhiều người uống trà thích hút thuốc và uống nhiều rượu. Nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh cũng chỉ ra rằng khi uống trà quá mức, vừa hút thuốc vừa uống rượu sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Vì vậy, không chỉ cần uống trà điều độ, tốt nhất không nên vừa hút thuốc vừa uống trà.
Ảnh minh họa.
Một công ty con của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo rằng uống đồ uống nóng trên 65°C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Ung thư thực quản là căn bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 8 trên toàn thế giới. Nó ảnh hưởng chủ yếu đến những người ở độ tuổi 60-70, và phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển, có thể xuất hiện các triệu chứng như nuốt đau, nuốt khó; gầy sút cân nhiều; đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai; rát họng hoặc ho kéo dài; nôn; ho ra máu, khó tiêu kéo dài hoặc ợ nóng, mất cảm giác ngon miệng.
Ở nước ta, trà và cà phê là loại đồ uống được ưa thích và không thể thiếu. Tuy nhiên, để bảo vệ thực quản của bạn, không nên uống đồ uống quá nóng, hãy đợi nó nguội đến nhiệt độ vừa đủ để đồ uống vẫn ngon mà không gây hại đến sức khoẻ.
-> 5 biểu hiện trên khuôn mặt cảnh báo bệnh tật, thậm chí ung thư