Thứ tư, 08/05/2024 10:33
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 13/08/2021 06:30

7 việc không nên làm khi tiêm chủng vaccine COVID-19 để bảo vệ sức khỏe

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân sau tiêm, Bộ Y tế và UNICEF đã liệt kê những điều mọi người nên và không nên làm sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ của việc tiêm vaccine.

Hiện nay, có nhiều loại vaccine COVID-19, một số người có tâm lý lựa chọn và chờ đợi loại vaccine mình mong muốn. Tuy nhiên theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, chúng ta nên tiêm chủng càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vaccine nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng thì càng bảo đảm an toàn khi sống chung với dịch.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân sau tiêm, Bộ Y tế và UNICEF đã liệt kê những điều mọi người nên và không nên làm sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19.

7 việc không nên làm sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19

Uống rượu và hút thuốc lá

Empty

Ảnh minh họa

Theo UNICEF: Mọi người nên tránh uống rượu hoặc thuốc lá vì nó có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của vaccine. Rượu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, thậm chí có khả năng phản ứng miễn dịch của vaccine không hiệu quả nếu có quá nhiều rượu trong cơ thể. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người tiêu thụ thuốc lá.

Chủ quan sau khi tiêm

Theo Bộ Y tế, sau khi tiêm vaccine người dân phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không.

Empty

Ảnh minh họa

Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tập thể dục quá sức

Empty

Ảnh minh họa

Sau tiêm, cơ thể cần thời gian để phục hồi vì thế nên tránh vận động, tập thể dục quá sức ít nhất 2-3 ngày sau khi tiêm chủng.

Tiếp tục tiêm ngay các loại vaccine khác

Empty

Ảnh minh họa

Một số vaccine cần thiết khác bao gồm vaccine viêm gan B, HPV,... vẫn cần được tiêm ngừa. Tuy nhiên, nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa các đợt tiêm vaccine loại khác. Nếu không thể thay đổi lịch tiêm, thì bạn nên sử dụng một vị trí tiêm khác (ví dụ cánh tay hoặc đùi) cho (các) loại vaccine khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên lịch tiêm.

Đắp thuốc lên vết tiêm

Theo Bộ Y tế, người dân không nên bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

Tự điều khiển phương tiện cá nhân

Empty

Ảnh minh họa

Để đảm bảo cho sức khỏe và tính mạng, mọi người không nên tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Chủ quan, cho rằng mình hoàn toàn miễn dịch với COVID-19 sau khi tiêm chủng

Không có loại vaccine nào có tỷ lệ thành công 100%. Bạn có thể bị nhiễm COVID-19 ngay cả sau khi được tiêm chủng ngừa nhưng khả năng cao sẽ mắc bệnh nhẹ hơn nhiều.

Empty

Ảnh minh họa

Vaccine ngừa COVID-19 chỉ bảo vệ bạn không phải nhập viện, tử vong sau khi mắc bệnh. Bạn vẫn có thể là người mang mầm bệnh, vì thế điều quan trọng là bạn phải tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh COVID-19 như sử dụng khẩu trang, xịt khuẩn hoặc rửa tay và tuân theo các biện pháp giãn cách xã hội.

Vậy sau khi tiêm vaccine COVID-19 cần làm những gì?

UNICEF khuyên mọi người nên:

+ Uống nhiều nước

+ Ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

+ Ngủ đủ giấc.

+ Tập thể dục, hoạt động nhẹ nhàng.

+ Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng steroid hoặc thuốc làm loãng máu.

+ Chườm một miếng vải sạch, mát và ướt (hoặc chứa một ít nước đá) lên cánh tay sau khi tiêm chủng để giảm đau.

+ Các bà mẹ đang cho con bú đã được tiêm phòng nên tiếp tục cho con bú.

*Tiêu đề bài viết đã được thay đổi.

-> Dấu hiệu nhận biết dị ứng, sốc phản vệ khi tiêm vaccine Covid-19

Xem thêm: Biến chủng Delta làm thay đổi triệu chứng bệnh Covid-19

Theo Trí Thức trẻ  
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xem thêm