Thứ năm, 20/03/2025 07:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/06/2014 17:17

685 trẻ em Nhật Bản nhập viện chỉ sau 1 tập phim Pokemon

Năm 1997, 685 trẻ em Nhật Bản đã nhập viện với các triệu chứng chóng mặt, nôn mửa và co giật sau khi xem tập 38 của bộ phim Pokemon.

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ và khó tin nhưng nó là sự thực. Năm 1997, 685 trẻ em Nhật Bản đã nhập viện với các triệu chứng chóng mặt, nôn mửa và co giật sau khi xem tập 38 của bộ phim Pokemon.

Tập phim này mô tả cuộc chiến đấu của Pikachu với hàng loạt pha phóng điện. Để đạt hiệu ứng về mặt hình ảnh, các nhà làm phim đã dùng ánh đèn nhấp nháy liên tục.

Các bác sỹ đã điều tra và tìm ra nguyên nhân của vụ việc này: Chính ánh đèn nhấp nháy đã gây ức chế lên não bộ của trẻ em giống như thôi miên, gây khó thở, buồn nôn và chóng mặt.

685-tre-em-nhat-ban-nhap-vien-chi-sau-1-tap-phim-pokemon-giadinhonline.vn 1

Nhiều trẻ em Nhật bản có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, co giật sau khi xem phim

Mộ trong số các em bé đã nhập viện nói: “Gần cuối tập phim, có một phân cảnh vụ nổ với ánh sáng vàng vô cùng chói mắt và cháu đã phải nhắm mắt lại”.

Một bé gái 15 tuổi cũng bàng hoàng nhớ lại: “Khi những ánh sáng xanh đỏ liên tục xuất hiện trên màn hình, cơ thể cháu cảm thấy nôn nao. Cháu không thể nhớ chuyện gì xảy ra lúc sau đó”.

Sau vụ việc này, hàng ngàn bà mẹ đã ra đường biểu tình và phản đối chính sách quản lý phim ảnh của đài truyền hình. Sự việc nghiêm trọng đến mức Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản đã phải ra mặt để xin lỗi.

Phải đến khi đài truyền hình Tokyo chính thức xin lỗi khán giả về vụ việc và ngừng chiếu phim Pokemon, sự việc mới lắng xuống.

Vụ việc này đã được các chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng và kết luận rằng ánh sáng nhấp nháy dẫn tới chứng Quang động kinh (PSE) gây buồn nôn và các triệu chứng khác.

Chính vì vậy, các bà mẹ cần kiểm soát các bộ phim mà con em mình đang xem, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Không chỉ kiểm soát về mặt nội dung, bạn cần phải kiểm soát cả về hiệu ứng hình ảnh về âm thanh để đảm bảo những bộ phim mà con bạn đang xem không gây nguy hại đến sức khỏe.

Phương Thảo

Tags:
Chân dung 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Xuyên đêm săn “sâm biển” ở xứ Thanh
Công việc độc lạ: Kiếm 135 triệu đồng sau 10 ngày nằm trên giường chơi điện thoại
Hành trình “Phủ Xanh Trường Học” đã đến với 48.000 học sinh trên cả nước
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ cõng phụ nữ lên núi
Nghệ An đề xuất đẩy lịch thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT
Gần 22.000 hộ gia đình tại Nghệ An cần hỗ trợ xây nhà, sửa chữa
Đào đất quanh ngân hàng bán lấy lộc, giá 3 triệu đồng/túi
Công bố kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Cảnh báo chiêu trò đăng tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang 'kêu cứu'
Giáo viên chủ nhiệm trong kỷ nguyên mới phải dám dấn thân, chấp nhận mạo hiểm
Cảnh báo lừa đảo hoàn tiền học phí để đánh cắp tài khoản ngân hàng
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu người đang làm việc tại xã?
Nữ sinh Tài chính làm HLV kỵ xạ, theo đuổi đam mê mạo hiểm
Nữ hiệu trưởng đưa trường vươn tầm nhờ yêu thương học trò như con cháu
Cựu nữ sinh trường Y 6 năm làm nghề tắm trẻ sơ sinh: Thu nhập cao nhưng lắm thị phi
Cứu sản phụ thoát 'cửa tử' do thai ngoài tử cung góc sừng
Bất ngờ với việc sử dụng tiền thưởng của nữ chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024
Cứu sống cháu bé 3 ngày tuổi mắc dị tật thoát vị tủy bẩm sinh
Xem thêm