Thứ ba, 01/10/2024 11:11     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 01/10/2024 11:11

65 tuổi thoát mù nhờ giác mạc nữ bác sĩ hiến tặng

Từ nguồn giác mạc của một nữ bác sĩ hiến sau khi qua đời, người phụ nữ 65 tuổi ở Yên Bái đã nhìn thấy ánh sáng, thoát khỏi cảnh mù lòa suốt 10 năm qua.

Thoát cảnh mù lòa nhờ được hiến giác mạc

Ngày 25/9, bà L.T.H.M. (trú tại Hà Đông, Hà Nội) qua đời. Con trai bà M. đã gọi điện đến Ngân hàng Mô của Bệnh viện mắt Hà Nội 2 để xin hiến giác mạc của mẹ mình. Ngay lập tức, ê-kíp của Ngân hàng Mô nhanh chóng di chuyển đến tận nơi để lấy giác mạc.

Kỹ Thuật viên Lê Anh Đức, Ngân hàng Mô (Bệnh viện mắt Hà Nội 2), người trực tiếp lấy giác mạc của bà M, đã rất xúc động với nguyện vọng nhân văn của người hiến.

Anh Đức Anh chia sẻ, khi đến nhà đại thể để lấy giác mạc, anh vô cùng xúc động khi biết người hiến cũng từng làm trong ngành y, hơn nữa tất cả người thân trong gia đình đều ủng hộ việc hiến giác mạc.

Trong suốt quá trình thu nhận, người con trai của cụ chỉ đứng lặng lẽ quan sát từ một góc phòng. Khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, người con trai ấy mới lại gần, xoa xoa mái đầu của mẹ, rồi ôm lấy mẹ mà bật khóc.

"Dù đã nhiều lần đi lấy giác mạc, chứng kiến nhiều câu chuyện khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi lặng người trước cảnh tượng trên. Những lần như vậy, thứ được trao đi chưa bao giờ chỉ là một đôi giác mạc, mà còn là bao yêu thương vô hạn đã được gửi gắm", kỹ thuật viên Đức Anh chia sẻ.

Kỹ thuật viên Đức Anh thực hiện lấy giác mạc thành công từ người hiến tặng. Ảnh: BVCC.

Được biết, hai giác mạc của nữ bác sĩ sau khi hiến sẽ được điều phối một giác mạc về Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, giác mạc còn lại điều phối ghép tại Bệnh viện Quân y 103.

Vào ngày 27/9, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép giác mạc của bà M. cho bệnh nhân nữ 65 tuổi (ở Văn Chấn, Yên Bái).

Nữ bệnh nhân 65 tuổi mắc bệnh loạn dưỡng giác mạc. Đây là một căn bệnh có tính chất di truyền cao. Hơn 10 năm nay, bệnh nhân không thể nhìn thấy người và vật xung quanh mình. Bệnh nhân luôn ao ước đôi mắt có thể nhìn rõ trở lại. Ước mơ này tưởng chừng như không bao giờ xảy ra, thế nhưng phép màu đã đến với nữ bệnh nhân.

Sau ca phẫu thuật, khi được bác sĩ gỡ băng gạc ở mắt, bệnh nhân vỡ òa trong niềm hạnh phúc.

“Tôi thấy hạnh phúc vô cùng, giờ đây tôi đã có thể nhìn thấy mọi người và mọi vật xung quanh mình. Tôi chỉ mong được về quê để gặp và nhìn lại từng khuôn mặt của người thân”, bệnh nhân xúc động chia sẻ.

Người được ghép giác mạc cần lưu ý gì?

PGS.TS.BS Hoàng Minh Châu, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, bệnh nhân được ghép là người mắc bệnh loạn dưỡng giác mạc có tính chất di truyền, có thể gây mù lòa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân này đã phải sống trong cảnh mù lòa cả chục năm nay, việc sinh hoạt của bệnh nhân cũng vô cùng khó khăn khi phải phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, do nguồn giác mạc khan hiếm nên bệnh nhân phải chờ đợi trong suốt thời gian qua. Việc ghép giác mạc thành công sẽ mở ra một tương lai tươi sáng cho bệnh nhân.

Theo PGS. Hoàng Minh Châu, giác mạc của người hiến sau khi tiếp nhận sẽ được bảo quản trong một dung dịch chuyên dụng, nhằm đảm bảo tính sát khuẩn và giúp nuôi dưỡng giác mạc. Sau khi rà soát danh sách chờ ghép, bệnh nhân nữ kể trên có các chỉ số phù hợp nên đã được bệnh viện tiến hành ghép giác mạc ngay sau đó.

“Ca ghép giác mạc diễn ra trong khoảng 45 phút, hiện tại tình trạng người nhận ổn, kết quả khá khả quan khi có thể nhìn được 1/10, có thể tự đi lại được. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả ban đầu, bệnh nhân vẫn cần phải theo dõi thường xuyên trong thời gian tới đây”, bác sĩ Châu nói.

Niềm hạnh phúc của bác sĩ và bệnh nhân sau khi ca phẫu thuật ghép giác mạc thành công (Ảnh: BVCC)

Trong thời gian theo dõi, người được ghép giác mạc phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định tái khám của bác sĩ, cũng như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đã được chuyên gia tư vấn. Cụ thể, người bệnh không vận động nặng, tránh tác động từ môi trường khói bụi, va đập vào mắt…

Theo chuyên gia, việc tái khám thường xuyên với bệnh nhân ghép giác mạc là hết sức quan trọng vì điều này có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường, tổn thương để can thiệp sớm cho bệnh nhân.

Bác sĩ Châu cho biết thêm, ngân hàng Mô (Bệnh viện Mắt Hà Nội 2) được thành lập từ tháng 2/2024, hiện đã ghép giác mạc cho 42 trường hợp, nhưng đây là ca đầu tiên nhận giác mạc từ trong nước. Nguồn giác mạc còn lại được lấy (nhập khẩu) từ các ngân hàng mô (giác mạc) quốc tế.

Qua trường hợp hiến và ghép giác mạc thành công trên, PGS. Hoàng Minh Châu mong muốn sẽ nâng cao được nhận thức của người dân về việc hiến mô, tạng và bộ phận cơ thể người. Đặc biệt, bác sĩ cho biết giác mạc hoàn toàn có thể hiến sau khi một người qua đời, chứ không chỉ với trường hợp chết não.

Thúy Ngà  
Giải phóng 25.000 hạt vi nhựa trong 15 phút, cốc giấy dùng 1 lần nguy hiểm thế nào?
Người thuận tay trái có thực sự thông minh hơn người bình thường?
Trẻ em Việt Nam thêm cơ hội được chăm sóc và bảo vệ bởi vắc xin và dinh dưỡng
Lợi ích bất ngờ khi tập thể dục dưới mưa
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Xem thêm