Chủ nhật, 28/04/2024 10:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 21/03/2023 14:00

6 điều mẹ bầu cần chuẩn bị để đón bé yêu

Việc chuẩn bị một cơ thể khoẻ mạnh trước khi mang thai, đầy đủ dưỡng chất ảnh hưởng rất lớn tới việc thai nhi có tiền đề phát triển toàn diện nhưng không ít các bậc cha mẹ lần đầu có thai chưa đủ kinh nghiệm để chuẩn bị tốt ở giai đoạn này.

Chuẩn bị tâm lý

Theo một báo cáo, có đến 20% phụ nữ sau sinh trên thế giới mắc chứng trầm cảm. Con số đó ở Việt Nam là 33%. Trong đó, số người trầm buồn sau sinh (một dạng chẩn đoán trầm cảm nhưng chưa thực sự trầm cảm) chiếm đến 80%.

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ TP Đà Nẵng cho biết: “Mang thai và sinh nở là một bước ngoặt quan trọng của đời người. Cuộc sống gia đình bạn sẽ dần thay đổi ngay từ khi sinh linh nhỏ bé mới chỉ là một bào thai. Khi bé sinh ra, mọi thứ dường như đảo lộn”.

c1dfc44c4c1e9140c80f

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ TP Đà Nẵng

Rất nhiều bạn trẻ đang quen với cuộc sống tự do tự tại, thoải mái không kịp thích ứng khi con xuất hiện. Nhiều bạn đến phòng khám với một tâm lý hoang mang khi bế con trên tay mà không biết mình phải làm gì.

“Nguyên nhân chính là do phần lớn bố mẹ đều chưa có sự chuẩn bị về mọi mặt nhất là tâm lý. Vì vậy, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mang thai là bước đệm để vợ chồng hạnh phúc khi chào đón đứa trẻ đầu lòng” – Bác sĩ Đào nói.

Khám sức khoẻ sinh sản

Bác sĩ Đào cho biết: “Một trong số những điều cần chuẩn bị trước khi mang bầu đó là sức khỏe. Hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát tại bệnh viện có chuyên khoa sản. Trong đó người vợ cần khám xem tình trạng tim mạch, huyết áp có ổn định, sẵn sàng cho việc chuẩn bị có em bé không; cần siêu âm, xét nghiệm cổ tử cung; cần thử máu xem có thiếu máu hay không…”.

Sức khỏe bà mẹ trước khi mang thai quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Khám sức khỏe tiền sản cả vợ và chồng nhằm phát hiện những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời, hay các yếu tố di truyền có thể lây sang em bé.

46c30e09225bff05a64a

Những phụ nữ đang mắc các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

Tiêm phòng các loại vắc xin trước khi mang thai

Theo bác sĩ Đào, tiêm phòng trước khi mang thai là một bước cực kỳ quan trọng khi muốn có em bé. Khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Việc tiêm phòng trước khi mang thai là phương pháp tốt nhất để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như: Sởi, quai bị, rubella,…

tiem-rubella-bao-lau-thi-duoc-mang-thai-2

Ảnh minh họa.

Bổ sung Axit folic và các vitamin dưỡng chất

Bác sĩ Đào cho hay, cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 - 600 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

Những loại thực phẩm chứa nhiều Axit folic như các loại rau có màu xanh đậm: rau bó xôi, súp lơ,… các loại hạt, các thực phẩm chế biến từ sữa, chuối… đồng thời có thể uống thêm thực phẩm chức năng bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung đầy đủ vitamin đặc biệt là Vitamin A và vitamin C giúp bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh. Vitamin trên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể người mẹ. Vitamin A có nhiều trong cà chua, bí ngô, cá… còn Vitamin C có trong các loại trái cây tươi, rau xanh…

Bổ sung thêm sắt và các thực phẩm giàu canxi

Sắt cần thiết để sản xuất tế bào máu trong cơ thể, sắt có nhiều trong thịt nạc, thịt đỏ, rau muống…

Sữa và các thực phẩm giàu canxi như sữa chua, pho mát, bơ… Chất béo trong sữa sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người mẹ.

Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích rượu bia, thuốc lá

“Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khoẻ, mỗi ngày bạn ít nhất 30 phút giúp giảm căng thẳng, giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn” – Bác sĩ Đào nói.

Bên cạnh đó, các mẹ cần làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, làm việc quá sức ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể.

Thùy Linh  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm