Thứ ba, 30/04/2024 16:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/10/2021 06:30

5 dấu hiệu tử cung khỏe mạnh, không cần lo lắng bệnh phụ khoa

Việc duy trì tử cung sạch, không tích tụ độc tố rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp sức khỏe chung tốt lên mà còn đảm bảo khả năng sinh sản.

Da mịn màng, không có mụn trứng cá

Tử cung có thể tiết ra estrogen để duy trì sự sinh trưởng phát triển của cơ thể và sự ổn định của môi trường bên trong. Phụ nữ có tử cung tốt thường có làn da mịn màng, không có nhiều mụn trứng cá, chứng tỏ tử cung bài tiết bình thường và hoạt động tương đối ổn định.

dau hieu tu cung khoe manh 2

Ảnh minh họa

Khi hệ nội tiết của phụ nữ không ổn định sẽ bị kích thích bởi một số môi trường xấu từ bên ngoài, da mặt sẽ xuất hiện các vết sạm, mụn và da trở nên sần sùi hơn. Nếu các vấn đề này xảy ra thì bạn phải chú ý điều hòa nội tiết và nuôi dưỡng tử cung.

Da dẻ hồng hào, sáng bóng

Tử cung là cơ quan quan trọng của cơ thể phụ nữ, khi tử cung bị bất thường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, thông thường những phụ nữ có tử cung khỏe mạnh sẽ có nước da hồng hào và sáng bóng, đó là do trong tử cung có ít chất độc hơn và quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tương đối suôn sẻ.

dau hieu tu cung khoe manh 3

Ảnh minh họa

Quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra bình thường, bài tiết oestrogen diễn ra tốt có tác dụng nuôi dưỡng tế bào cơ thể và giữ cho tế bào hoạt động trơn tru, từ đó tránh được tình trạng viêm nhiễm. Nếu da phụ nữ vàng và sần sùi thì có thể là do tử cung có vấn đề, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh tử cung.

Khí hư bình thường

Vùng riêng tư của phụ nữ đều sẽ tiết khí hư. Sức khỏe tử cung của phụ nữ khỏe mạnh sẽ tiết ra khí hư trong suốt không mùi, nhưng nếu đi tiểu sau buổi sáng, phát hiện trên đồ lót có khí hư màu vàng xen lẫn chút máu, có mùi hôi, kiến nghị lúc này nên đi kiểm tra sức khỏe tử cung để không trì hoãn bệnh.

Nước tiểu không có mùi hôi khó chịu

dau hieu tu cung khoe manh 4

Ảnh minh họa

Niệu đạo của nữ giới có đặc điểm "rộng, ngắn và thẳng", dễ giãn nở hơn niệu đạo nam. Nếu bị viêm nhiễm ở tử cung thì các chất chuyển hóa của virus, vi khuẩn sẽ được đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Điều này khiến nước tiểu có mùi tanh hôi, khó chịu.

Không có cảm giác đau buốt khi đi tiểu

Tử cung và niệu đạo được kết nối chặt chẽ với nhau nên khi có hiện tượng đau khi đi tiểu thì bạn nên cẩn thận, bởi đây có thể là tín hiệu đau từ tử cung. Do niệu đạo của nữ giới rộng, ngắn và thẳng nên dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, bạn cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài không có cơ hội xâm nhập vào đường niệu đạo.

Làm gì để tử cung luôn mạnh khỏe?

- Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục (tránh dùng xà phòng, vòi xịt hoa sen).

- Rửa phần phụ từ trước ra sau (tránh lây nhiễm bệnh từ đường hậu môn).

- Thay băng vệ sinh (những ngày hành kinh) tối thiểu 3h/lần.

- Quan sát khí hư, nếu thấy bất thường (kèm máu, mủ, có mùi hôi…) cần đi khám bệnh ngay.

- Đến kỳ kinh nguyệt nếu đau bụng dưới, vùng lưng dưới và vùng xương cụt thì lưu ý vì đó có thể là một số bệnh của phụ nữ, nên theo dõi và kiểm tra.

- Khi âm đạo ra máu (không phải do kinh nguyệt) thì đó là triệu chứng thường gặp của bệnh đường sinh dục, cần đến gặp bác sĩ để chẩn trị.

Kiểm tra phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh về cổ tử cung.

- Sinh hoạt tình dục an toàn (một vợ một chồng), không nên có quá nhiều bạn tình và cần có biện pháp bảo vệ để tránh lây nhiễm các bệnh từ đường sinh dục.

- Không sinh con quá dày, quá nhiều (từ 3 con trở lên).

- Bổ sung thực đơn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

-> Dấu hiệu nhận biết sức khỏe sinh sản tốt ở phụ nữ

Xem thêm: Thói quen nguy hiểm trong ngày đèn đỏ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm