4 sai lầm khi chăm trẻ sốt làm con lâu khỏi bệnh lại tốn kém
Cha mẹ không hiểu rõ bản chất và nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ có thể dẫn đến việc chăm sóc sai cách khiến trẻ lâu khỏi bệnh lại tốn kém.
Không đo nhiệt độ của trẻ
Nhiều bậc cha mẹ khi đưa trẻ đi khám thường nói bé bị sốt nhưng không biết chính xác nhiệt độ. Nhiệt độ cơ thể là yếu tố quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Thân nhiệt cụ thể giúp phân biệt giữa các cơn sốt do vi khuẩn, virus và sốt do các nguyên nhân khác. Qua đó, bác sĩ khuyên có thể đưa ra lời khuyên xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt nếu cần thiết.
Nếu nhiệt độ trên 38 độ C, trẻ đang bị sốt, nhưng mỗi vị trí đo nhiệt độ khác nhau lại đưa đến kết quả khác nhau. Để biết chính xác nhiệt độ cơ thể trẻ, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế đo ở nách, miệng hoặc hậu môn. Nhiệt độ bình thường khi đo ở hậu môn khoảng 36,6-38 độ C, nhiệt độ ở nách là 36,5-37,5 độ C. Trong khi đó, 35,5-37,5 độ C là nhiệt độ bình thường khi đo ở miệng.
Sử dụng thuốc hạ sốt không phù hợp
Khi trẻ sốt cao, nhiều phụ huynh lo lắng con mệt mỏi và sợ trẻ lên cơn co giật. Tuy nhiên, hiện tượng co giật khi sốt do nhiều yếu tố hình thành chứ không chỉ do sốt cao. Các yếu tố khác bao gồm tăng thân nhiệt, di truyền (gần 20% trẻ em có cha mẹ hoặc anh chị em bị sốt co giật hoặc co giật), vi rút. Do đó, việc uống thuốc hạ sốt sẽ không thể ngăn chặn được cơn co giật.
Loại thuốc hạ sốt được Dược sĩ khuyên dùng khá an toàn với trẻ nhỏ là Acetaminophen hoặc Paracetamol. Liều 10-15mg/ kg mỗi 4-6 giờ và không quá 5 liều trong 24 giờ.
Phụ huynh cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi dùng thuốc
Một số phụ huynh thường sử dụng Ibuprofen để đạt được tác dụng hạ sốt mạnh hơn và kéo dài hơn Paracetamol. Tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng Ibuprofen cho trẻ. Việc tự ý thay đổi thuốc cũng như liều lượng, thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra tổn thương gan, ngộ độc thuốc hay sưng não. Chính vì vậy, phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo đơn và chỉ định của bác sĩ.
Làm mát cho trẻ sai cách
Nhiều cha mẹ có thói quen chườm khăn ướt, mát lên trán và nách của trẻ hoặc cho trẻ tắm nước lạnh để hạ sốt. Tuy nhiên, cách làm này khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, sau đó gây ra phản ứng khiến trẻ sốt cao trở lại.
Chườm khăn ướt, mát lên trán và nách có thể giúp trẻ hạ sốt
Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh lại lo lắng con bị lạnh khi sốt nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo. Việc này khiến cơ thể trẻ khó thoát nhiệt ra ngoài và lâu hạ thân nhiệt. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ mau hạ sốt.
Đưa trẻ đi khám muộn
Thay vì đưa con đi khám, nhiều phụ huynh lại để con ở nhà và tự điều trị khi trẻ bị sốt. Việc trì hoãn đưa con tới các cơ sở khám chữa bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng (ví dụ như trẻ em dưới 2 tháng có nguy cơ cao bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết).
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ hậu môn đo được từ 38 độ C trở lên, cần đưa trẻ đi khám kịp thời. Cho dù con của bạn trông khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng thứ phát, trẻ vẫn cần được thăm khám bởi bác sĩ. Không được tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ đối với độ tuổi này.
Đối với độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi nhiệt độ hậu môn từ 38 độ trở lên trên 3 ngày hoặc bất cứ khi nào trẻ quấy khóc, cáu gắt, bám bố mẹ không bỏ, không chịu bú.
Ngoài ra, trẻ thuộc các trường hợp sau đây cũng cần được đưa đi khám sớm nhất có thể: trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt từ 39 độ trở lên, trẻ em ở mọi lứa tuổi sốt từ 40 độ trở lên, trẻ em ở mọi lứa tuổi có hiện tượng co giật, trẻ em bị sốt 1 cơn sốt mỗi ngày kéo dài vài giờ, trẻ bị sốt và mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, lupus và thiếu máu hồng cầu hình liềm, trẻ xuất hiện phát ban trên da.