Chủ nhật, 29/09/2024 05:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/08/2021 19:00

4 cách áp dụng tại nhà giúp bệnh nhân Covid-19 lấy lại khứu giác

Người mắc Covid-19 hay dị ứng, viêm xoang... đều có thể làm mất khứu giác và 4 cách dưới đây có thể áp dụng tại nhà giúp người bệnh lấy lại khứu giác.

Covid-19 ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Trong khi nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 xuất hiện các triệu chứng thì một số người khác lại không có biểu hiện. Các triệu chứng cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng nhưng những triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, mất khứu giác và vị giác, ớn lạnh, khó thở.

Mất khứu giác hoàn toàn hoặc một phần là một trong những triệu chứng được báo cáo sớm nhất và phổ biến nhất của Covid-19. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Nội khoa, rối loạn chức năng khứu giác (mất khứu giác hoặc vị giác) phổ biến hơn ở các trường hợp Covid-19 nhẹ và mất khoảng 22 ngày để hồi phục.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng 95% bệnh nhân phục hồi khứu giác sau 6 tháng sau khi nhiễm bệnh. Nếu bạn đang bị thiếu máu do Covid-19 hoặc các lý do khác hãy thử áp dụng 4 biện pháp tự nhiên dưới đây để lấy lại khứu giác.

mat khuu giac Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Rèn luyện khứu giác

Có những biện pháp can thiệp y tế đối với chứng mất khứu giác tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng các bác sĩ khuyên bạn nên rèn luyện khứu giác như một chiến lược bổ sung tại nhà.

Trong phương pháp này, bạn phải ngửi một loạt 4 mùi mạnh có thể tìm thấy trong nhà hoặc sử dụng bốn loại tinh dầu khác nhau. Nhẹ nhàng ngửi từng mùi trong 20 giây và lặp lại quy trình này 3 lần mỗi ngày trong 6 tuần.

Dùng dầu thầu dầu

Trong nhiều năm, dầu thầu dầu đã được sử dụng như một phương pháp điều trị xông mũi họng hoặc thông mũi để phục hồi chứng mất mùi trong y học cổ truyền Ayurveda.

Các chuyên gia cho biết thành phần hoạt tính của nó, axit ricinoleic, giúp chống lại nhiễm trùng, giảm sưng tấy đường mũi và viêm do cảm lạnh và dị ứng.

Nhỏ hai giọt dầu thầu dầu ấm vào mỗi lỗ mũi hai lần một ngày, vào buổi sáng và ngay trước khi ngủ. Đảm bảo rằng nó không bị nóng.

Uống trà gừng

Các chuyên gia về bệnh lý thần kinh khuyên bạn nên uống trà gừng để điều trị chứng mất khứu giác ở nhà. Theo họ, trà gừng giúp giảm viêm đường thở mũi và ngăn ngừa sự hình thành chất nhầy dư thừa gây tắc nghẽn đường mũi, gây mất khứu giác. Bạn có thể sử dụng bột hoặc gừng sống để pha chế thức uống thảo dược này.

Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi bằng nước muối là một phương pháp khắc phục hiệu quả do dị ứng hoặc tắc nghẽn xoang. Nó giúp đẩy chất gây dị ứng và chất nhầy ra khỏi khoang mũi.

Để làm dung dịch nước muối tại nhà, hãy cho một thìa cà phê muối và một thìa cà phê baking soda vào một cốc nước cất. Sau đó, sử dụng một ống tiêm y tế nhỏ dung dịch vào một lỗ mũi. Khi bạn làm điều đó, hãy nghiêng đầu về phía sau để nó chảy ra khỏi miệng và lặp lại ở lỗ mũi bên kia. Làm điều này vài lần mỗi ngày.

mat khuu giac Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Các nguyên nhân khác gây mất khứu giác

Ngoài Covid-19, hiện tượng mất mùi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Chúng bao gồm các khối u và polyp mũi, dị ứng, virus, viêm xoang, các chất kích thích từ môi trường như khói thuốc lá và thuốc trừ sâu, các bệnh lý thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng, cũng như chấn thương đầu.

Lão hóa cũng có thể dẫn đến suy giảm khứu giác, mất khứu giác một phần. Xạ trị các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phần đầu và cổ cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác. Mất khứu giác tạm thời cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc theo toa.

Liên quan việc điều trị Covid-19, mới đây Sở Y tế TP. HCM đã ban hành hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 khi cách ly điều trị tại nhà trong đó lưu ý, người bệnh cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, thay khẩu trang 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang.

Cần vệ sinh bề mặt các vật dụng thường xuyên chạm vào như điện thoại, mặt bàn, tay nắm cửa, vòi nước, nút nhấn bồn cầu...

Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế trên ứng dụng khai báo y tế điện tử mỗi ngày hoặc khi có những triệu chứng bất thường.

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C tự nhiên thông qua các loại thực phẩm như cam, chanh, rau xanh, ớt chuông, gừng, nghệ…; đồng thời cần chú ý uống nhiều nước.

Trong thời gian này, F0 cần cố gắng tập thể dục tại chỗ; trong đó dành tối thiểu 15 phút mỗi ngày để luyện tập các bài tập thở, giúp cải thiện tình trạng hô hấp.

Theo Sổ tay sức khỏe Covid-19 của Đại học Y dược TP.HCM, 3 bài tập thở có thể áp dụng tại nhà gồm: thở chúm môi, thở bằng bụng và thở bằng ngực kết hợp tay để thư giãn.

Người bệnh hoặc người chăm sóc cần lưu lại số điện thoại của nhân viên y tế của phường xã, thị trấn, quận, huyện để được hỗ trợ khi cần thiết.

-> Dấu hiệu não bộ ảnh hưởng do Covid-19 và cách phục hồi

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

T. Linh  
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Bảng giá tiêm chủng VNVC mới nhất năm 2024
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
Xem thêm