Thứ ba, 23/04/2024 19:29
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 01/08/2021 14:00

Cách khử khuẩn, quản lý chất thải khi cách ly F0, F1 tại nhà

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) đưa ra hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn, quản lý chất thải cho người cách ly y tế tại nhà nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

Empty

Khử khuẩn và xử lý chất thải đúng cách để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo

Nhiều chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm nhanh trên diện rộng với số lượng người tiếp xúc gần (F1) đã được phát hiện tại nhiều ổ dịch.

Trước tình hình đó, nhằm chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh, giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng biệc cách ly F1, thậm chí là F0 điều trị tại nhà khi số ca nhiễm ngày càng tăng.

Để việc cách ly được an toàn, hiệu quả Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) đã đưa ra hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn, quản lý chất thải tại nhà cho người tiếp xúc gần ca bệnh Covid-19.

Với đồ dùng, quần áo của người cách ly, HCDC nhấn mạnh: “Giặt riêng quần áo của người cách ly, tốt nhất là giặt ngay trong phòng. Trước khi giặt, người giặt phải ngâm vải với xà phòng tối thiểu 20 phút. Bạn cũng nên phơi quần áo tại nơi riêng, nhiều ánh nắng”.

Đối với chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2

Empty

Hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật

- Chất thải phát sinh tại nhà, nơi lưu trú: Khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng thải bỏ của người cách ly phải bỏ vào túi đựng chất thải, xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi; rồi bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người cách ly.

- Trong thời gian cách ly, nếu người cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, phải khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn, thu gom tất cả các loại chất thải từ phòng cách ly của người mắc, nghi mắc Covid-19 để vận chuyển, xử lý như đối với chất thải nghi nhiễm.

- Hết thời gian cách ly, nếu người cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

Đối với chất thải thông thường

Empty

Chất thải thông thường nên thu gom và xử lý hàng ngày theo quy định

- Khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày tại các vị trí: sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc: bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu…

- Làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn. Người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn thực hiện và đeo khẩu trang, găng tay khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường.

- Dung dịch làm sạch và khử trùng bắt chất tẩy rửa thông thường và cồn 70 độ. Thường xuyên dùng cồn 70 độ để lau các bề mặt trên các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển ti vi, điện thoại… Trước khi lau phải tắt nguồn điện.

Như vậy, những trường hợp cách ly tại nhà lưu ý tuân thủ các quy tắc của Bộ Y tế và duy trì vệ sinh khử khuẩn môi trường, quản lý chất thải theo hướng dẫn của HCDC cho người tiếp xúc gần ca bệnh Covid-19 để công tác phòng chống dịch được thực hiện hiệu quả.

Tính từ 19h ngày 31/7 đến 6h ngày 1/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.374 ca mắc mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước.

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng mạnh với 2.027 ca trong khi tỉnh giáp ranh là Bình Dương cũng có tới 1.415 ca mắc mới. Hà Nội cũng ghi nhận 67 ca mắc chỉ sau 1 đêm trong đó có nhiều ca ngoài cộng đồng.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang là tâm dịch của cả nước đã được Chính phủ và Bộ Y tế có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên phân bổ vắc xin cho TP Hồ Chí Minh triển khai tiêm chủng chống dịch. Đến ngày 31/7/2021, TP Hồ Chí Minh đã được phân bổ 3 triệu liều, ước khoảng 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên, đạt tỷ lệ phân bổ cao nhất cả nước đến thời điểm này.

Tiêm vắc xin vẫn là phương pháp tốt nhất để phòng chống dịch Covid-19, vì thế không chỉ tại các địa phương đang nóng về dịch như TP. HCM và Hà Nội mà các tỉnh thành khác cũng đang tiến hành tiêm với mục tiêu nhanh chóng tạo độ phủ để tạo ra kháng thể cộng đồng, dần mở cửa trở lại.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Xem thêm