4 biểu hiện thường thấy ở những người nghèo thích "chơi trội"
Mọi người đều thích kết thân và giao lưu với những người hào phóng. Nhưng thực ra có một số người rất nghèo và chỉ thích giả vờ hào phóng trong một số hoàn cảnh.
Khi nghèo người ta buồn vì sợ người khác coi thường mình nghèo. Họ muốn che đậy bản chất của nghèo đói bằng sự hào phóng. Người nghèo quan tâm đến thể diện, càng nghèo thì lòng kiêu hãnh càng mạnh, càng có xu hướng giả vờ giàu có.
Nếu cuộc sống của con người không thể sống trong khả năng của họ thì sẽ thực sự ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa.
Thế nào là một người nghèo nhưng hào phóng?
Ăn uống xa hoa không tính
Có những người nghèo nhưng chuyện ăn uống họ rất hào phóng. Có thể xung quanh bạn có người như thế này, họ rất thích chi trả cho việc ăn uống, thậm chí phải xếp hàng chờ rất lâu mới mua được món ăn ngon. Nhưng họ không phải là người giàu có. Họ cũng thường mời bạn bè về nhà mình ăn nhậu và nói: “Anh em mình bận tâm gì miếng ăn” hoặc “Cuộc sống có bao lâu đâu mà không hưởng thụ”.
Tất nhiên, theo đuổi đồ ăn ngon không phải là điều xấu, nhưng liệu việc lãng phí quá nhiều thời gian cho những thứ như vậy có thực sự tiết kiệm?
Ảnh minh họa.
Đối với những người giàu có, thời gian của họ là tiền bạc, trong mắt họ, thời gian còn quý hơn mạng sống và họ không sẵn sàng trì hoãn những việc nhỏ nhặt này. Họ sẵn sàng dành thời gian để nghiên cứu, đầu tư vào kiến thức và tạo dựng các mối quan hệ.
Khoe khoang của cải, thao thao bất tuyệt về tương lai
Chúng ta đều đã từng nghe câu nói: Càng thiếu cái gì thì càng thích khoe khoang. Ở đời thực, có người nghèo nhưng lại càng thích khoe khoang. Rõ ràng họ không có gì để so sánh, nhưng để đánh bại người khác, họ nhất định sẽ nói ra những gì mình có và không có để lấy thể diện.
Họ so sánh chiếc xe của họ trị giá bao nhiêu, ngôi nhà của họ rộng bao nhiêu, con cái họ ngoan ngoãn như thế nào, chồng họ kiếm được bao nhiêu một năm… nhưng thực tế chẳng có mấy ý nghĩa.
Người Á Đông rất coi trọng thể diện, nhưng thể diện là do chính bạn tạo dựng chứ không phải do người khác ban tặng. Đối với một người, chỉ khi mình thành công thì người khác mới coi trọng thể diện của mình, còn khi mình vô dụng thì ai sẽ biết tới. Thật không may, thường thì một người càng nghèo thì họ càng coi trọng thể diện của mình.
Vì vậy, nhiều khi đánh mất rất nhiều cơ hội chỉ vì không buông bỏ được, càng không buông bỏ được thì càng nghèo khổ.
Trải nghiệm những thú vui hoang phí
Nhiều người nghèo thường buông lỏng sức khỏe của bản thân. Họ tiêu không biết tiếc tiền vào những trò không mang lại lợi ích. Có những người nghèo, họ vui chơi thâu đêm và ban ngày cũng tổ chức ăn nhậu. Họ làm được bao nhiêu tiền thì ăn tiêu bằng đó. Đến khi bệnh tật nằm xuống, họ phải mang trên mình khoản nợ vô tận.
Càng nghèo càng ham muốn trải nghiệm đủ thứ, thức khuya để vui vẻ, kiếm một đồng tiền, nhưng tiêu đến hai đồng và sống bằng mộng tưởng về tương lai. Khi nói đến khoản ăn chơi, những người này thực sự hào phóng đến mức cực đoan.
Lãng phí năm tháng
Tục ngữ có câu: “Một canh giờ thời gian đáng một tấc vàng”, nhưng một tấc vàng không thể mua được dù chỉ một chút thời gian. Thời gian là thứ chúng ta đều có mà không cần tốn nhiều công sức, cho nên một số người nghèo bỏ qua thời gian và lãng phí nó.
Ảnh minh họa.
Nhưng đối với nhiều người, họ coi thời gian quan trọng hơn bất cứ điều gì và không muốn lãng phí dù chỉ một phút. Trong quan điểm của họ, thời gian là thước đo công bằng nhất, là tài sản lớn nhất. Một người muốn đạt được thành tựu gì đều phụ thuộc vào thời gian để có thể đạt được. Vì vậy, người càng nghèo thì họ càng phóng túng thời gian.
-> 4 "xiềng xích" khóa chặt cuộc đời con người dưới đáy xã hội