Thứ hai, 31/03/2025 08:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/03/2025 21:32

2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong đợt "rét nàng Bân" cha mẹ cần lưu ý

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang đón đợt rất đậm sau những ngày nhiệt độ ấm áp. Việc thời tiết thay đổi do “rét nàng Bân” này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Ngoài việc thời tiết thay đổi thất thường là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý tai mũi họng ở trẻ đặc biệt là do nhiễm virus hợp bào hô hấp, tình hình bệnh sởi hiện nay cũng đang diễn biến khá phức tạp cần phải lưu ý.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa TMH Trẻ em, Bệnh viện TMH Trung ương, hiện là giám đốc Bệnh viện An Việt, số ca trẻ phải nhập viện để điều trị tình trạng do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) có xu hướng tăng những ngày qua. Thời điểm giao mùa như hiện tại là thời điểm gia tăng tình trạng này ở trẻ.

RSV gây viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và lây lan qua dịch tiết hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ vật có virus. Trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non, trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm bệnh và gặp biến chứng nặng.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An đang khám bệnh cho trẻ

Virus RSV xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng và dễ dàng lây lan trong không khí thông qua các giọt bắn mang mầm bệnh do người bệnh phát tán ra. Trẻ nhỏ có khả năng bị nhiễm RSV nếu ai đó mang virus này ho hoặc hắt hơi gần. RSV cũng truyền sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như bắt tay với người bệnh hay chạm vào bề mặt có virus RSV.

Đối tượng dễ bị virus hợp bào hô hấp tấn công là trẻ sinh non, dưới 6 tháng tuổi, nhẹ cân khi sinh; Trẻ suy giảm miễn dịch, mắc bệnh mạn tính, tim bẩm sinh, phổi bẩm sinh; Tiếp xúc khói thuốc, ô nhiễm môi trường, khí hậu lạnh...

Trẻ khỏe mạnh mắc RSV thường chỉ có triệu chứng nhẹ như cảm lạnh và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, virus có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản nghiêm trọng. Nếu trẻ khó thở, sốt cao, môi và móng tím tái, phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Thời điểm hiện tại, tình trạng bệnh sởi ở trẻ cũng đang rất đáng lo ngại. Theo BSCKII Phạm Mạnh Thân, sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và có tốc độ lây lan nhanh.

Sởi do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus sẽ theo các giọt dịch nhỏ li ti phát tán vào không khí. Người lành chỉ cần hít phải những giọt dịch này cũng có thể nhiễm bệnh.

Sởi có khả năng lây lan mạnh, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện hay khu dân cư đông đúc.

Sởi ở trẻ nếu không được điều trị, chăm sóc tốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nặng có nguy cơ cao hơn gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ có sức đề kháng yếu và trẻ chưa được tiêm phòng vaccine.

Để phòng bệnh sởi, các phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tiêm vaccine sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ không gian sống thông thoáng. Khi có dịch sởi bùng phát, trẻ em thuộc nhóm nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ.

P.V  
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong đợt 'rét nàng Bân' cha mẹ cần lưu ý
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Người cao tuổi tránh được Alzheimer nhờ duy trì 6 thói quen
'Em bé Thiên niên kỷ' đột tử ở tuổi 25: Bác sĩ nhắn nhủ người trẻ cần làm ngay 3 điều
Người mới tập gym có nên thuê PT riêng không?
Bé gái 4 tuổi mắc sởi tử vong, chưa một lần được tiêm vaccine phòng bệnh
Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản
Tại sao Vinmec là điểm đến y tế hàng đầu cho người nước ngoài?
Phát hiện bé 10 tháng tuổi mắc chứng tim bẩm sinh qua dấu hiệu nhiều trẻ gặp phải
Cứu sống thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng
90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ'
Nhai 1 miếng kẹo cao su có thể nuốt phải hàng nghìn vi nhựa
Hôn mê sâu nguy kịch sau 2 ngày uống nước kiềm theo lời “thầy lang'
Thanh niên 20 tuổi suy thận sau khi thực hiện 2.000 lần squat
Trẻ dậy thì sớm do thói quen trong phòng ngủ của nhiều gia đình
Men gan tăng đột biến sau thời gian nghe 'bác sĩ mạng' bày uống trà thải độc
Rối loạn lo âu ảnh hưởng tới cuộc sống ra sao?
Nhập viện gấp sau khi đắp kiến ba khoang để chữa ngứa
Khám viêm gan B bất ngờ phát hiện mắc ung thư thực quản
Xem thêm