Thứ năm, 25/04/2024 19:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 04/10/2022 08:56

Vợ tẩm xăng phóng hỏa đốt chồng ở Vĩnh Phúc đối diện mức án nào ?

Phân tích về sự việc vợ tẩm xăng phóng hỏa đốt chồng ở Vĩnh Phúc, chuyên gia pháp lý cho rằng nếu đủ căn cứ chứng minh cấu thành tội phạm thì người vợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

nan-nhan-919

Bác sĩ cấp cứu cho ông T. tại bệnh viện ở Hà Nội (Ảnh: Thành Đạt)

Trước đó, ngày 28/9, ông Nguyễn Văn T. (SN 1963, ở thôn Làng Mạ, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đến nhà người em trai xây nhà giúp. Tối cùng ngày ông T. ở lại uống bia cùng anh em. Khi về nhà, ông T. và vợ đã xảy ra cãi vã, trong lúc nóng giận, người vợ tên M. (Sinh năm 1965) đã dùng xăng phóng hỏa.

Ngọn lửa bùng nhanh khiến ông T. bị thương nặng, người vợ cũng bị lửa bén sang người dẫn đến bị thương.

Sự việc ngay sau đó được người dân phát hiện và đưa cả hai đi cấp cứu tại bệnh viện.

Liên quan đến việc người vợ dùng xăng phóng hỏa đốt chồng, theo Luật sư Đoàn Văn Tư – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đoàn Gia – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội: Qua những tình tiết của vụ việc, người vợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

555db5d151c89596ccd9-0951

Luật sư Đoàn Văn Tư – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đoàn Gia – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, với khách thể là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, Tội giết người với khách thể là quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng. Với cùng chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.

Về mặt chủ quan, hành vi được thực hiện với lỗi cố ý: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi là sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Về mặt khách quan, cần xác định rõ phương tiện, công cụ người phạm tội sử dụng: Chỉ lựa chọn phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng như sử dụng tay, chân, gậy guộc,… hay có sử dụng phương tiện, công cụ có tính chất gây sát thương cao. Vị trí tấn công có phải vị trí chí mạng như vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ,... Cường độ tấn công: mạnh hay yếu, nhanh hay chậm. Vì những yếu tố này là yếu tố quan trọng để xác định đúng tội danh, tránh oan sai.

"Có thể thấy, trong vụ việc này, hành vi của người vợ vẫn chưa được xác định rõ do còn đang trong quá trình điều tra và xác minh. Tuy nhiên, nếu đủ căn cứ chứng minh cấu thành tội phạm đối với hành vi tẩm xăng đốt chồng của người vợ thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hoặc Tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015", Luật sư Đoàn Văn Tư nhận định.

Luật sư Công ty Đoàn Gia khẳng định, việc xác định các yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và Tội giết người là vô cùng quan trọng, nhằm xác định đúng tội danh đối với hành vi vi phạm của người vợ.

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

i) Có tính chất côn đồ;

2. hạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

“ Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

n) Có tính chất côn đồ;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm."

Lê Quân - Hà Long  
Xem thêm