Thứ ba, 07/05/2024 09:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 31/10/2022 14:29

Vợ chồng nông dân thành tỷ phú nhờ xuất ngoại học trồng rau

Nhận thấy tiềm năng từ mô hình trồng rau sạch công nghệ cao, bà Cuối quyết định rủ cả chồng là ông Nguyễn Đăng Quý cùng sang để học nghề nông nơi đất khách quê người.

"Xuất ngoại" học làm nông nghiệp

Bà Đặng Thị Cuối – Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) là một trong những cá nhân được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022. Nữ nông dân này chính là người đã khởi nghiệp đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, đem đến sản phẩm chất lượng an toàn cho người tiêu dùng và thu tiền tỷ mỗi năm.

Bà Đặng Thị Cuối cho biết, vồn xuất thân là con nhà nông gắn bó với nông nghiệp từ nhỏ. Quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà cuộc sống cũng chỉ đắp đổi qua ngày. Năm 2001, bà Cuối lên đường đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan tại một trang trại nông nghiệp hữu cơ.

Rau-sach01

Bà Đặng Thị Cuối – Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) là một trong những cá nhân được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022.

Tại đây, những kinh nghiệm và kiến thức về làm nông nghiệp công nghệ cao nói chung và trồng rau sạch hữu cơ dần được nữ nông dân này tìm hiểu và tích luỹ dần. Bà Cuối chia sẻ, ở nước ngoài họ làm nông nghiệp thực sự khác xa với quê mình, đầu tư bài bản từ nhà màng, nhà kính, chọn giống rau đến sơ chế, làm sạch cho vào bao bì chở đến các siêu thị...

Nhận thấy tiềm năng từ mô hình trồng rau sạch công nghệ cao, bà Cuối quyết định rủ cả chồng là ông Nguyễn Đăng Quý cùng sang để học nghề nông tại nơi đất khách quê người. Năm 2017, sau khi đã tích lũy được một số vốn liếng cũng những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết, vợ chồng bà Cuối quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp.

"Lúc đầu khi nghe nói về việc đầu tư vốn liếng để trồng rau sạch ở quê, chồng tôi bảo chưa thấy có ai giàu bằng nghề trồng rau, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm vì những kinh nghiệm, kiến thức tích luỹ bao nhiêu năm nay chẳng lẽ bỏ phí", bà Cuối chia sẻ.

Rau-sach02

Việc áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tuy đầu tư ban đầu khá lớn nhưng mang lại những lợi ích lâu dài khi chỉ phải đầu tư bài bản một lần.

Với số vốn ban đầu khoảng 500 triệu đồng, vợ chồng bà Cuối đầu tư xây dựng một khu nhà màng, nhà lưới trên diện tích 1.360m2 của gia đình. Để sản xuất rau sạch, bảo đảm chất lượng, toàn bộ giống rau được nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, còn đất thì được bón phân hoai mục. Sau 4 tháng chăm bãm, lứa rau xanh mướt đầu tiên được thu hoạch.

Tuy nhiên, khi mang ra chợ bán, vợ chồng bà Cuối rất bất ngờ vì người dân không dám mua vì sợ thuốc kích thích.

"Tôi về bàn với chồng ngày hôm sau mang rau ra chợ tặng cho tất cả mọi người. Sau những lần như vậy, vài người, rồi nhiều người đến tận vườn để tìm mua, đến lứa rau sau thì tôi bán hết ngay tại ruộng”, bà Đặng Thị Cuối nhớ lại.

Khi mô hình trồng rau sạch ngày đem lại hiệu quả cộng với với số vốn tích lũy và vay thêm từ ngân hàng, năm 2018, vợ chồng bà Cuối thuê 5ha đất của các hộ dân trên địa bàn xã Đan Phượng để mở rộng diện tích canh tác, đầu tư xây dựng thêm khu nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới nước tự động và thành lập Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý để sản xuất rau an toàn và áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ.

Toàn bộ kỹ thuật canh tác trồng rau được vợ chồng bà Cuối thực hiện nghiêm ngặt theo đúng nguyên tắc “5 không”: không sử dụng thuốc diệt cỏ; không phân bón hóa học; không thuốc bảo vệ thực vật hóa học; không thuốc kích thích tăng trưởng; không sử dụng giống biến đổi gen.

Thu tiền tỷ nhờ rau sạch

Theo bà Cuối, việc áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tuy đầu tư ban đầu khá lớn nhưng mang lại những lợi ích lâu dài khi chỉ phải đầu tư bài bản một lần. Đồng thời tránh được những tác hại của thời tiết cũng như không phải sử dụng thuốc hóa học trong quá trình canh tác do được trồng trong hệ thống nhà lưới, tránh được sâu bệnh gây hại.

Thay vì phun thuốc diệt cỏ để khử trùng đất hoặc phun thuốc trừ sâu bằng các loại thuốc hóa học, bà Cuối đã mày mò, vận dụng kinh nghiệm đã có sử dụng phân hữu cơ và men vi sinh. Bà trộn men vi sinh với đường cát, sữa milo và ủ trong thời gian nhất định sau đó nghiền nát, lọc cặn bã rồi mới phun.

Rau-sach04

Hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao của vợ chồng bà Cuối còn tạo công việc cho 25 lao động thường xuyên có việc làm thu nhập ổn định

Hiện nay, Hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý có tổng diện tích 46.292m2, các sản phẩm rau hữu cơ được người tiêu dùng xung quanh tìm đến thu mua và tiêu thụ ổn định qua các bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn huyện và trên địa bàn Thành phố Hà Nội qua hệ thống chuỗi cung ứng rau thịt của thành phố và qua hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể.

Nhờ sản xuất rau trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, an toàn, áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ nên sản lượng hằng năm của HTX đạt từ 50 - 80 tấn rau, củ, quả các loại; doanh thu từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm của HTX đã được TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, Hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao của vợ chồng bà Cuối còn tạo công việc cho 25 lao động thường xuyên có việc làm thu nhập ổn định từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng và 40 - 60 lao động thời vụ có nguồn thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, vợ chồng bà Đặng Thị Cuối còn tích cực phối hợp với Hội Nông dân hướng dẫn, phổ biến kiến thức kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho hàng trăm lao động gồm các hộ trong xã và ngoài địa phương đến tham quan học tập; chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho một số hộ ở các địa phương có nhu cầu sản xuất rau hữu cơ.

Rau-sach06

Một trong những mô hình HTX tại huyện Gia Lâm (Hà Nội) được bà Cuối chuyển giao công nghệ.

Hiện tại, Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đã chuyển giao mô hình cho một số hợp tác xã ở các huyện Thanh Trì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Gia Lâm (Hà Nội) và một số địa phương khác như Bắc Ninh, Bắc Giang...

Nhờ những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi trên, bà Đặng Thị Cuối được nhận Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2017; của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội năm 2018; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2019; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam năm 2020.

Bà Cuối cũng được trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2020 và là đại biểu dự Hội nghị tổng kết 10 năm phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” toàn quốc. Gần đây nhất, bà Đặng Thị Cuối vinh dự là một trong 10 cá nhân tiêu biểu được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022.

Nam Anh  
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Golf Lương Văn Can
'Đêm thương hội' trao giải Giải Golf Lương Văn Can: Nhiều giá trị để lại
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ rộng hơn 3.200m2
Sút cân, nuốt vướng, cụ ông 67 tuổi không ngờ mình mắc bệnh hiểm
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
'Siêu phủi' Racheen Bello dự giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa
Già hóa dân số tại Việt Nam: Phụ nữ cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
3 bước từ bỏ Google
Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia ghi danh Việt Nam lên bản đồ môn thể thao quý tộc thế giới
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Xem thêm