Thứ sáu, 17/05/2024 03:29
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 27/10/2020 14:49

Vĩnh Phúc: Nâng tầm thương mại, dịch vụ và du lịch

Những năm qua, Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh vẫn đạt 7,39%.

Tập trung khai thác tiềm năng du lịch

Ngoài lợi thế khi gần Thủ đô Hà Nội và các đô thị lớn, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc cũng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú được thiên nhiên ban tặng. Những năm qua, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa xây dựng, nâng cấp hạ tầng du lịch song song với bảo tồn giá trị văn hóa và môi trường sinh thái. Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia đầu tư tại địa phương; thực hiện liên kết vùng để đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Du lịch Vĩnh Phúc từng bước xây dựng được thương hiệu và trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

a1

Du lịch Vĩnh Phúc đang trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong những năm gần đây

Một trong những điểm nhấn phải kể đến thành phố Phúc Yên. Là đô thị cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội cùng những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, hệ thống di tích - lịch sử văn hóa phong phú, 5 năm qua, thành phố đã tập trung phát triển ngành công nghiệp không khói với nhiều loại hình dịch vụ như: Khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại lải Resort, Paradise Resort; sân gôn Đại Lải... Qua đó, góp phần nâng tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, du lịch 5 năm 2015- 2020 ước đạt 23.740 tỷ đồng, tăng 13% so với nhiệm kỳ trước. Riêng khu du lịch Đại Lải đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư với các công trình, dự án nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế, tạo ra những sản phẩm du lịch đẳng cấp, trở thành điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến với Phúc Yên.

Còn tại huyện Tam Đảo, song song với xây dựng các chương trình, đề án giúp du lịch phát triển ổn định và bền vững như: Đề án phát triển dịch vụ, du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng làng văn hoá du lịch dân tộc Sán Dìu; phát triển du lịch cộng đồng huyện Tam Đảo, địa phương đã và đang tập trung khai thác hiệu quả có hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thể thao. Tính trong 5 năm trở lại đây, Tam Đảo đã đón trên 8,4 triệu lượt du khách; tổng giá trị sản xuất lĩnh vực du lịch - dịch vụ toàn huyện ước đạt gần 9.395 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân ước tăng 9,6%.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015 - 2020 tăng trên 15% so với giai đoạn trước. Để có kết quả này, 5 năm qua, Vĩnh Phúc dành 2.285 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn đầu tư công, trong đó, riêng đầu tư kết cấu hạ tầng khu du lịch lên tới trên 159 tỷ đồng, chiếm 6,9% vốn đầu tư toàn tỉnh, tập trung chủ yếu vào các hạng mục: công trình đường giao thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước.

Bên cạnh đó, tỉnh đã chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ những điểm nghẽn về tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh, con người Vĩnh Phúc để xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực mũi nhọn, địa bàn trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh thu hút 29 dự án mới đầu tư vào lĩnh vực du lịch, 5 dự án tăng vốn. Điển hình như: Dự án Flamingo Đại Lải, đạt tiêu chuẩn 5 sao với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 6.000 tỷ đồng; Dự án Tam Đảo II của Tập đoàn Sun Group với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 2.987 tỷ đồng; dự án FLC Luxury Resort Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động, tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 600 tỷ đồng…

Tạo đà cho thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển

Cùng với du lịch, 5 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ của tỉnh đang phát triển theo hướng hiện đại với mạng lưới và cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, chợ, các cơ sở kinh doanh tiếp tục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng chung của các ngành dịch vụ toàn tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2020 ước đạt 7,39%/năm.

Để có kết quả này, bên cạnh 84 chợ truyền thống, các trung tâm thương mại có đầy đủ các mặt hàng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của nhân dân, hiện hàng nghìn khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh cũng đang được đầu tư, khai thác có hiệu quả đã góp phần tăng doanh thu và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

anh 2

Hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp, mạng lưới xe buýt được đầu tư mới hiện đại

Ngoài ra, Vĩnh Phúc đang có khoảng trên 200 doanh nghiệp xuất nhập khẩu với tăng trưởng bình 5 năm qua ước đạt 13%/năm. Các hoạt động kinh doanh vận tải có bước phát triển khá, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Dịch vụ thông tin liên lạc trong tỉnh phát triển khá nhanh, về cơ bản phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc trong quản lý, kinh doanh và đời sống xã hội. Dịch vụ bưu chính được triển khai đến tận thôn, bản với 100% số xã, phường có điểm phục vụ bưu chính; dịch vụ điện thoại cố định và di động đã được phổ cập trong toàn tỉnh. Hoạt động tín dụng phát triển khá, với mức tăng trưởng tín dụng bình quân đạt trên 22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, ngành dịch vụ của tỉnh phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như chưa phát huy tốt vai trò của ngành kinh tế động lực, chưa tạo ra những bước đột phá. Trong đó, phải kể đến những hạn chế như: Sự tăng trưởng chưa bền vững; dịch vụ hỗ trợ các hoạt động thương mại còn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn; các hoạt động thương mại truyền thống chưa bắt kịp sự phát triển của thương mại điện tử, thương mại số hóa.

Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị trấn, ở nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt; hệ thống chợ, siêu thị chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và đa số có quy mô nhỏ; nguồn vốn đầu tư phát triển chợ còn chưa thỏa đáng, cơ chế phân bổ chưa hợp lý trong khi thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi. Chính vì vậy, đóng góp của ngành trong cơ cấu GRDP còn hạn chế và chưa bền vững.

Để thực hiện mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 8,11- 8,8% trong giai đoạn 2021- 2025, 5 năm tới, Vĩnh Phúc sẽ tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, có hàm lượng khoa học và công nghệ mang lại giá trị gia tăng cao; phát triển dịch vụ thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực lớn cho các ngành: Công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục, logistics và vận tải, tài chính - ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển dịch vụ. Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch theo hướng bền vững, coi đây là động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và góp phần bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, phát triển đa dạng thị trường và các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, lịch sử bản sắc dân tộc. Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài các khu, điểm du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch và thúc đẩy kết nối với khu du lịch của các tỉnh, thành lân cận.

PV  
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành tuyên truyền an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách
Hơn 130 phụ huynh Hải Phòng được tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 75 tuổi bị u tiền liệt tuyến
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm