Chủ nhật, 28/04/2024 05:30
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 08/05/2022 06:30

Viêm gan bí ẩn ở trẻ em có dấu hiệu thế nào, nguy hiểm ra sao?

Viêm gan bí ẩn ở trẻ em đang trở thành căn bệnh khiến nhiều người lo lắng vì mức độ bùng phát nhanh và có nhiều trường hợp trở nặng, thậm chí tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo viêm gan bí ẩn ở trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến ngày 6/5 đã ghi nhận 228 trường hợp trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại 20 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương.

Trong đó, ít nhất 5 trẻ đã tử vong, hàng chục trẻ cần phải ghép gan, số mắc mới không ngừng tăng lên. Đa số trẻ có một trong các triệu chứng bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa, vàng da - mắt, tiêu chảy, co giật và mất ý thức.

Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Tuy nhiên, để chủ động giám sát các ca bệnh, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới.

Trước tình hình trên, không ít phụ huynh bày tỏ lo lắng về loại bệnh viêm gan do virus "bí ẩn" gây ra.

viem gan

Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng (Ảnh minh họa)

PGS.TS. Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, với các chứng cứ khoa học hiện tại, 90% nguyên nhân gây bệnh viêm gan cấp tính "bí ẩn” là virus Adeno.

Thực tế, virus Adeno gây viêm gan không lạ nhưng khá hiếm gặp, thường ghi nhận ở trẻ suy giảm miễn dịch hoặc trẻ sơ sinh. Còn hiện tại, bệnh xuất hiện ở cả trẻ khỏe mạnh bình thường.

“Điểm bất thường là hiện nay các ca viêm gan này cao hơn và nặng hơn, đến mức độ có trẻ phải thay gan hoặc đã có ca tử vong”, PGS Đỗ Văn Dũng nói. Ông cũng khẳng định, viêm gan cấp “bí ẩn” không phải do Covid-19. Nếu có liên quan thì chỉ có thể là tác động gián tiếp.

Theo các chuyên gia, biểu hiện của viêm gan do virus Adeno hay A,B,C,D... gây ra đều là nôn ói, đau bụng, mệt mỏi, ăn không tiêu, đau cơ và khớp. Sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số trẻ có thể tự khỏi bệnh.

Virus Adeno xâm nhập qua đường tiêu hóa, tiếp xúc và hô hấp, do đó, khẩu trang và rửa tay vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trẻ nên tránh tiếp xúc với người bị bệnh, che miệng khi ho hay hắt hơi, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.

Theo PGS.TS.BS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, tần suất trẻ viêm gan ở nước ta hoàn toàn không có bất thường và chưa ghi nhận trường hợp nào do virus Adeno gây ra. Do đó, phụ huynh không nên quá hoang mang hay lo lắng.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu vàng da hay đi tiểu sậm màu cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

viem gannn

Trẻ nhỏ mắc viêm gan cấp tính có thể do virus Adeno gây ra (Ảnh minh họa)

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Viêm gan thường hiếm gặp ở trẻ em nhưng giới chuyên môn đã phát hiện ra nhiều trường hợp bùng phát hơn so với mức dự kiến trong một năm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan ở trẻ chuyển biến nghiêm trọng. Trong tổng số hơn 200 ca được ghi nhận, có khoảng 10% bệnh nhi phải ghép gan. Mới đây, Indonesia vừa thông báo có thêm 3 ca mất do căn bệnh trên, nâng tổng số ca tử vong lên 5 người.

Các ca bệnh từ 1 tháng tuổi tới 16 tuổi xuất hiện ở Mỹ, các nước châu Âu, châu Á. Hiện Anh vẫn là nước có số bệnh nhân nhiều nhất với khoảng 150 trường hợp.

Không có bệnh nhi nào nhiễm bất kỳ chủng nào trong số 5 chủng virus điển hình - A, B, C, D và E. Điều đó khiến các chuyên gia bối rối trước đợt bùng phát.

Một số trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus adeno, thường gây cảm lạnh. Trong khi đó, những trẻ khác bị nhiễm Covid-19.

Vương quốc Anh loại trừ vắc xin Covid-19 là nguyên nhân khi không có bệnh nhi nào ở Anh đã chủng ngừa do còn nhỏ.

-->> Viêm gan bí ẩn ở trẻ em: Triệu chứng nhận biết và biện pháp bảo vệ

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm