Thứ bảy, 18/05/2024 20:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 19/08/2017 14:37

Vị trí đặt các trạm thu phí BOT quá ưu ái cho nhà đầu tư

Chính những lỗ hổng, thiếu minh bạch của cơ quan quản lý Nhà nước mà các trạm BOT thu phí quá cao, vị trí trạm thu bất hợp lý nên họ đã phải tìm cách “đối phó” với tình trạng này là chặn đường, dùng tiền lẻ trả phí cầu đường… để phản đối?

cai-lay1

Trạm thu phí Cai Lậy - Tiền Giang

Đáng chú ý, mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về 7 dự án BOT, BT và chỉ ra nhiều sai phạm tự các dự án này. Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm chính thuộc về Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính, đồng thời kiến Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể ở 2 Bộ này.

Nói về những bất cập tại các dự án BOT hiện nay, TS Phạm Sanh, giảng viên Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, để xác định các trạm BOT có hợp lý hay không thì chúng ta cần lưu ý đến 2 vấn đề là vị trí đặt trạm và giá vé thu qua các trạm này.

Chuyên gia giao thông Phạm Sanh phân tích, về nguyên tắc đối với mỗi dự án BOT là làm ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó, không có văn bản nào của Nhà nước cho làm đường một chỗ lại đặt trạm thu phí ở chỗ khác. Nếu đặt trạm thu phí ở một nơi khác thì không công bằng, quá ưu ái cho nhà đầu tư mà không để ý đến quyền lợi của cộng đồng.

dieu-hanh-phan-doi-tram-thu-phi-ben-thuy

Đây là sự việc người dân phản đối việc thu phí ở trạm BOT Bến Thủy

“Đơn cử như trạm thu phí BOT Cai Lậy ở Tiền Giang cũng đã bị người dân phản ứng như ở một số dự án xảy ra tại phía Bắc, nhưng họ có cách đối phó "cao tay" hơn. Đó là người ta giả vờ kết hợp làm đường tránh dài 12,5 km với việc sửa một số chỗ trên 26 km Quốc lộ 1 để rồi cuối cùng dự án này đã “ôm trọn” cả 2 yếu tố vừa là đường tránh, vừa nâng cấp quốc lộ. Điều này khiến dư luận thấy có một cái gì đó lắt léo, có dấu hiệu không minh bạch...”, TS Phạm Sanh nêu ví dụ.

TS Phạm Sanh phân tích thêm, QL1 là một con đường có sẵn từ lâu, Nhà nước phải lấy phí bảo trì đường bộ, hoặc nguồn ngân sách nào đó để sửa chữa. Không thể có chuyện đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng làm một con đường mới, sau đó bỏ thêm 300 tỷ đồng vá víu một đoạn đường khác rồi lại đặt trạm để thu cả hai đường. Việc này rõ ràng là sai hoàn toàn và lỗi này thuộc về Bộ Giao thông Vận tải.

Đánh giá về tình hình đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT, chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho rằng, lợi ích nhóm đang thể hiện trong một số dự án. Ngay từ đầu thay vì phải đấu thầu, thì họ đưa ra các lý do này nọ để chỉ định, rồi sau đó chia nhỏ ra, cắt khúc dự án ra. Tuyến đường 100 km được cắt ra giao cho 3-4 nhà đầu tư (vì nếu giao cho một nhà đầu tư sẽ bị kiện).

“Nếu không đấu thầu rộng rãi mà chỉ định là đã tạo ra tiêu cực rồi vì tổng mức đầu tư sẽ không được xác định chính xác. Thậm chí, nhiều dự án BOT không làm công tác nghiệm thu quyết toán. Đây là cơ sở quan trọng để tính toán mức thu phí tại các trạm BOT, nhưng họ lại nhập nhằng để hưởng lợi…”, ông Sanh phân tích.

ts-pham-sanh

TS Phạm Sanh cho rằng, để giải quyết những bức xúc về các trạm BOT thì cần phải giải quyết vấn đề tận gốc và sự minh bạch phải đưa lên hàng đầu

Ông Sanh cũng cho rằng, việc đầu tư theo hình thức BOT ở Việt Nam những năm qua bị lổ hỏng này rất nhiều, rất trầm trọng, nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, khiến người dân rất bức xúc. Trách nhiệm của các cơ quan đại diện Nhà nước, các cá nhân cho thực hiện các dự án cần phải được mổ xẻ, xử lý.

Về vấn đề vị trí đặt trạm thu phí BOT, TS Sanh cho rằng đây là trách nhiệm thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải, còn giá vé và phương án thu chi của trạm BOT là trách nhiệm và thẩm quyền chính của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cả 2 Bộ này đã không làm tròn trách nhiệm của mình.

Điều dư luận thấy ngỡ ngàng nữa là, sau khi dư luận phản ứng tại trạm thu phí Cai Lậy thì Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành họp với nhà đầu tư và địa phương và đi đến thống nhất phương án giảm phí ở trạm BOT Cai Lậy là chưa giải quyết đúng trọng tâm vấn đề, thẩm quyền của mình.

Bởi Bộ Tài chính ban hành thông tư 159/2013 và thông tư 30/2017, ấn định mức thu phí cụ thể cho trạm Cai Lậy, thì Bộ Tài chính phải có trách nhiệm giải thích và điều chỉnh, không phải Bộ Giao thông Vận tải. Như vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã “đá lộn sân” sang công việc của Bộ Tài chính.

Chuyên gia giao thông Phạm Sanh nhìn nhận, việc giảm giá thu phí, kéo dài thời gian thu phí không phải là vấn đề chính. Nó chỉ là ở phần ngọn của vấn đề mà cái gốc sẽ là khâu tối thượng. Cái người dân cần, dư luận cần đó là vấn đề trung thực, công bằng, minh bạch rõ ràng và cơ quan cán bộ Nhà nước phải làm đúng pháp luật, để hợp lòng dân.

Hải Sơn  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm