Thứ tư, 15/05/2024 23:28
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 14/02/2021 19:00

Vì sao người lớn thường sợ Tết?

Những người ở độ tuổi trung niên rất sợ Tết. Chỉ vì Tết đến nghĩa là một năm nữa đã trôi qua, chỉ vì Tết đến nghĩa là cha mẹ già thêm một tuổi.

Người lớn sợ Tết

Cách đây vài ngày, một chủ đề có tên "Tại sao bạn không mong chờ năm mới nữa?" đã nhận được nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

Một cư dân mạng đã giải thích lý do tại sao anh không còn mong chờ năm mới như hồi còn nhỏ: “Bây giờ năm không vui như ngày xưa nữa, với tôi đó chỉ là một lễ nghi. Ngoài ra, thành phố nghiêm cấm không được đốt pháo không khí Tết giảm hẳn nên tôi từ một đứa trẻ mong Tết đến giờ đã trở thành một người lớn nghĩ về tết với một cảm giác rất bình thường”.

Cư dân mạng đều đồng tình.

"Tết về quê, điều tôi ghét nhất chính là sự quan tâm giả tạo, so sánh hơn thua giữa những người họ hàng…”.

"Tết đến nghĩa là cha mẹ thêm một tuổi...".

Khi còn nhỏ, chúng ta luôn mong đến Tết vì Tết có tiền lì xì, quần áo mới và bữa tối giao thừa sum vầy.

Những đến tuổi trung niên, người ta càng sợ Tết.

tet tan suu Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Thế giới người lớn thực sự quá khó khăn

Cách đây một thời gian, chị bạn tôi tâm sự: “Chị sợ tết quá. Năm nào cũng về quê, từ tiền lì xì của mấy đứa cháu đến quần áo cho các cụ, từ mua sắm đồ Tết đãi tiệc, từ đám cưới bạn bè đến thăm hỏi họ hàng chúc Tết, lớn nhỏ gì cũng phải tiêu tiền. Mọi thứ dồn hết một lúc, số tiền dành dụm nữa năm đã gần hết rồi”.

Chị vừa nói vừa nghẹn ngào thở dài.

Sau 30 tuổi về quê ăn Tết, nhiều người luôn bị áp lực bởi những khoản chi tiêu.

Số liệu về tiêu dùng bán lẻ và ăn uống trong dịp Tết của Bộ Thương mại cho thấy, trong 10 năm qua, người Trung Quốc chi tiêu nhanh hơn gần 1,5 lần vào dịp năm mới và tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa bao giờ thấp hơn hai con số.

Thực sự, người lớn sợ Tết, tất cả đều bắt đầu từ việc phải tiêu tiền.

Chắc hẳn mỗi lần về quê ăn Tết, bạn đều bị hỏi những câu thế này: “Lương tháng bao nhiêu? Cháu làm nghề gì? Lương có cao không?”.

Tết cũng là dịp để họ hàng “khoe” những thành tích:

"Con trai tôi cuối cùng đã được nhận vào công chức. Dù nó đã 30 tuổi nhưng nó rất xứng đáng!"

“Con gái tôi năm nay sẽ đổi BMW”

...

So với trước đây, hương vị của ngày Tết đã không còn, sự háo hức đón Tết cũng vơi dần. Một nửa sự mệt mỏi của năm mới bắt nguồn từ các mối quan hệ tầm thường giữa các cá nhân và nửa còn lại bắt nguồn từ sự so sánh của những người trong gia đình.

Người ta gặp nhau để so xem nhà ai to hơn, xe của ai sang hơn, con cái của ai giỏi giang hơn.

Người ta đến tuổi 40, ai mà không muốn có nhà, có xe và nhiều hơn là sự dư dả? Ai mà không muốn làm việc hiệu quả để được tự tin trở về nhà?

Ngày thường, công việc đã đủ vất vả. Ngày Tết, sự so sánh giữa người thân với bạn bè chỉ khiến nhiều người thêm kiệt quệ.

Trên mạng xã hội từng có một chủ đề: “50 tuổi, bạn sợ điều gì nhất?”

Một câu trả lời khiến nhiều người rơi nước mắt

"Đó là khi bạn thức dậy và thấy rằng trên chiến trường của sự sống, sau một loạt thăng trầm, những người thân yêu từng ở trước mặt bạn đã ngã xuống từng người một, bạn không còn lựa chọn nào khác”.

Tôi chợt nhớ lại Tết năm ngoái về nhà, mẹ tôi lấy ra rất nhiều chai, lon đựng đầy thuốc và yêu cầu tôi ghi công dụng, chỉ định trên vỏ lon.

Hóa ra một hôm mẹ bị thấp khớp, đau đớn kinh khủng, nhưng dòng chữ trong hướng dẫn sử dụng các loại thuốc này quá nhỏ nên không thể đọc rõ ràng.Vì vậy, mỗi khi về nhà vào dịp tết Nguyên Đán, tôi đều giúp mẹ viết những chỉ định của những loại thuốc cẩn thận, rõ ràng hơn.

Đó cũng là ngày tôi phát hiện ra, người cha từng bước nhanh đã chùn bước, người mẹ từng trải tấm lụa xanh nay bỗng mọc nhiều sợi tóc bạc trắng.

Thì ra bố mẹ già thật rồi. Cho đến giây phút đó, tôi đã hiểu tại sao nhiều người lại sợ Tết.

Có lẽ điều họ sợ không phải là số tiền tiết kiệm bị hao dần hay bị họ hàng so sánh, mà là sự vắng vẻ sau một cuộc đoàn tụ gia đình ngắn ngủi, chứng kiến khuôn mặt già nua của cha mẹ.

tet tan suu Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Những người ở độ tuổi trung niên rất sợ Tết. Chỉ vì Tết đến nghĩa là một năm nữa đã trôi qua, chỉ vì Tết đến nghĩa là cha mẹ lại thêm một tuổi.

Sau 50 tuổi, con cái sợ nhất một ngày nhìn lại phát hiện cha mẹ không còn đợi nữa, cuộc đời chỉ còn một con đường quay trở lại.

Trong đời chỉ có thể gặp nhau một lần, hiện tại một đi không trở lại, nhất định phải trân trọng.

Xin hãy nhớ rằng, những người yêu thương bạn và những người bạn yêu thương đang chờ bạn về quê ăn Tết. Nếu bạn không thể về quê ăn Tết, hãy nhớ gọi cho họ hỏi han, chia sẻ.

-> 20 câu nói truyền cảm hứng chào đón năm mới 2021

Thùy Linh  
Vì sao người xưa nói “nghèo không lễ Phật”?
“Cái chết trắng” bên thảm cỏ xanh
Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?
Một lần vào bệnh viện
Cuộc sống vô nghĩa khi bất chấp vứt bỏ 3 thứ
Đi du lịch để... sống ảo và 'cúng' Face
Hé lộ 20 sự thật cuộc đời trong buổi họp lớp sau 30 năm tốt nghiệp Harvard
Cuộc chiến vào… lớp 10
Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu
Nghèo khó không thề thốt 3 điều, không tiền đừng dính vào 3 tình cảm
Ngựa không tranh tốc độ với trâu, chồng không tranh thắng thua với vợ
Đức mỏng quyền cao ắt gặp họa
Vì sao không phải lễ vật nào dâng lên cũng được thần linh chấp nhận?
Đàn ông sợ vợ
Khốn cảnh của người trung niên
Chậm rãi sống bình yên sau tuổi 40
Một đời làm nghề y, ba đời khanh tướng
Người có 3 hành vi này dễ bị hủy hoại vận may trong năm mới
Vì sao nói “Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ”?
Tuổi 70 sợ điều gì?
Xem thêm