Chủ nhật, 23/03/2025 07:01     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 24/12/2023 08:01

Vì sao giới trẻ ngại khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Do tâm lý ngại ngùng, sợ phát hiện bệnh mà nhiều cặp đôi đã không đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, để rồi phải đón nhận những điều không hay xảy ra.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, chiếm tỉ lệ khoảng 7,7%. Trong đó, các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ 50%.

Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh. Tỉ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, nữ giới chiếm 40%, 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người ngại ngần việc khám sức khỏe trước khi kết hôn bởi nếu đi khám mà biết có bệnh sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc. Nhiều trường hợp e ngại vì sợ đối phương cho rằng nghi ngờ nhau mới phải đi khám.

Nhưng những tâm lý lạc hậu này cần phải thay đổi bởi khám tiền hôn nhân không chỉ là cách chăm sóc riêng cho bản thân mình mà đó cũng được coi là trách nhiệm đối với sức khỏe người chồng/người vợ của mình, có ý nghĩa quan trọng là nền tảng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Empty

Khám tiền hôn nhân là cách bảo vệ hạnh phúc của bạn (Ảnh minh họa)

Phát hiện kịp thời các căn bệnh tiềm ẩn

Vợ chồng chị Đ.T.T.H (29 tuổi, ở Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) sau 2 năm kết hôn vẫn chưa có con. Chị đã hai lần có bầu nhưng không thể giữ. Đến bệnh viện thăm khám, các bác sỹ phát hiện chị H. có tử cung thấp nên cứ mang bầu là sảy thai. Nếu đến khám trước kết hôn, tình trạng của chị H. có thể được cải thiện nhờ sự can thiệp của bác sỹ.

Theo bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế), giai đoạn tiền hôn nhân bắt đầu từ lúc một người có khả năng sinh sản tới khi kết hôn. Người ở giai đoạn này gồm trẻ vị thành niên có khả năng sinh sản và người lớn tuổi (thậm chí 30-40 tuổi) mà chưa từng kết hôn.

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp chỉ vài ngày sau khi kết hôn đã cãi vã, người chồng nghi vợ không còn “trinh” trước khi cưới vì lần đầu “sinh hoạt vợ chồng” không thấy "dấu hiệu"; có bạn nữ bị bệnh phụ khoa nhưng không dám đi khám chỉ vì chưa có chồng; rồi rất nhiều đứa trẻ sinh ra bị dị tật không được cha mẹ thừa nhận phải đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi…

Theo các bác sỹ, trong khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, phụ nữ thường phát hiện các bệnh lý liên quan buồng trứng như suy buồng trứng, u nang buồng trứng, viêm tắc vòi trứng…; còn đối với nam giới, thường gặp tình trạng tinh trùng yếu.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp đôi trước khi kết hôn có thể bảo vệ sức khỏe, tầm soát, phòng ngừa, phát hiện sớm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; viêm gan B, C; giang mai; bệnh di truyền; tinh trùng yếu, nang buồng trứng…

Phát hiện bệnh sớm giúp điều trị kịp thời, bảo đảm sau khi kết hôn thì quá trình mang thai an toàn để sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Empty

Khám tiền hôn nhân mang lại nhiều lợi ích (Ảnh minh họa)

Đem lại nhiều lợi ích

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số Đỗ Thị Quỳnh Hương, mục đích của tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng; phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

Việc khám sức khỏe trước hôn nhân không chỉ đơn thuần thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân, mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình.

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các cặp đôi được tư vấn để bắt đầu một cuộc sống tình dục lành mạnh, an toàn mà trước đó họ chưa có kinh nghiệm, nhờ đó tránh được những khúc mắc trong sinh hoạt vợ chồng.

Hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ mang lại lợi ích cho các cặp vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dân số.

Theo uớc tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, trong đó phổ biến như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Việc chú trọng đến khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp đôi sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Bởi nhiều dị tật bẩm sinh hay bệnh tật của con cái có thể là do di truyền từ bố mẹ.

-->> Yêu sớm, kết hôn vội, ly hôn… nhanh

Thúy Ngà  
Tỷ lệ sinh giảm do đàn ông lười làm việc nhà
Vì sao nhiều cặp sinh đôi nhưng không cùng giờ cùng ngày?
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Mẹ ốm nghén con thông minh: Quan niệm này đúng không?
Sản phụ 21 tuổi 'đẻ rơi' con tại nhà
Cứu sống sản phụ người nước ngoài  bị vỡ tử cung nguy kịch
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Xem thêm